Trong quy luật giá trị, sản xuất và lưu thông hàng hóa phải căn cứ vào thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó. Thời gian chung cho toàn bộ xã hội để sản xuất ra một sản phẩm đó được gọi là thời gian lao động xã hội cần thiết. Cùng tìm hiểu về hình thức packaging này và giá trị của chúng qua bài chia sẻ dưới đây.
Quy luật giá trị sản xuất và lưu thông hàng hóa?
Trong quy luật giá trị, sản xuất và lưu thông hàng hóa phải căn cứ vào thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó. Thời gian chung cho toàn bộ xã hội để sản xuất ra một sản phẩm đó được gọi là thời gian lao động xã hội cần thiết. Ví dụ: Anh thứ nhất may áo hết 10h; Anh thứ hai may áo hết 8h; Anh thứ ba may áo hết 12h.
Có thể bạn quan tâm:
- Tác hại khi sử dụng bao bì nhựa dùng một lần ra sao?
- Bao bì tái sử dụng là gì? Thông tin bạn cần biết về chúng
- Loại bao bì dân thiết kế cần biết trước khi học về Packaging
Trong ví dụ này thời gian lao động cá biệt là 8h, 10h, 12h. Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian trung bình của ba người trên là 10h. Anh thứ nhất đã thực hiện đúng quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, anh thứ hai thực hiện tốt quy luật giá trị và anh thứ ba đã vi phạm quy luật giá trị.
Yêu cầu lưu thông hàng hóa
– Trong sản xuất hàng hóa: thì thời gian lao động cá biệt phải bằng thời gian lao động xã hội cần thiết
+ Nếu thực hiện đúng quy luật giá trị thì có tác dụng cân đối thị trường;
+ Nếu thực hiện tốt hơn quy luật giá trị sẽ dẫn tới thừa hàng hóa trên thị trường;
+ Nếu vi phạm quy luật giá trị sẽ dẫn tới hiện tượng thiếu hụt hàng hóa trên thị trường.
– Trong lưu thông hàng hóa: Các sản phẩm trao đổi được cho nhau trong trường hợp giá trị của các sản phẩm bằng nhau. Quy luật giá trị giúp cho người tiêu dùng có thể lưu thông hàng hóa theo cách sử dụng một sản phẩm có giá trị trao đổi với một sản phẩm có giá trị bằng nhau. Đây được gọi là nguyên tắc ngang giá. Trên thị trường giá cả của từng hàng hóa có thể cao hoặc thấp hơn giá trị hàng hóa do ảnh hưởng của cạnh tranh cung cầu. Nhưng dù thế nào giá cả cũng vận động xoay quanh trục giá trị của hàng hóa
Tác động lưu thông hàng hóa
– Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa qua giá cả trên thị trường. Nếu mặt hàng nào lãi cao thì người sản xuất chuyển sang đầu tư và ngược lại.
Ví dụ: Nhà A nuôi lợn, nhưng đầu năm 2019 mang lợn bán ra thị trường với giá thấp hơn giá trị hàng hóa. Nếu tiếp tục đầu tư sẽ thua lỗ nên nhà A chuyển sang nuôi tôm vì tôm có giá cao hơn.
– Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và tăng năng suất lao động. Người sản xuất không muốn thua lỗ thì phải cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề người lao động… làm giá trị xã biệt của họ thấp hơn giá trị xã hội. Khi đó năng suất lao động tăng dẫn đến sản phẩm tăng và lợi nhuận cũng sẽ tăng.
Ví dụ: Bình thường mỗi ngày A may một chiếc áo hết 2h. Nhưng A nhập thêm máy móc sản xuất dây chuyển hàng loạt thì mỗi ngày số lượng áo A sản xuất lên đến 200 chiếc từ đó lợi nhuận mỗi ngày thu được nhiều hơn.
– Phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa. Những người sản xuất, kinh doanh giỏi (áp dụng các khoa học công nghệ trong sản xuất thì sẽ sản xuất được nhiều hàng hóa có giá trị thấp hơn giá trị trên thị trường) sẽ giàu và ngược lại.
Ví dụ: A và B cùng sản xuất bàn ghế. A dùng công nghệ sản xuất dây chuyển nên sản xuất được số lượng hàng hóa gấp nhiều lần việc B tự làm thủ công. Từ đó A làm ăn thắng lợi nên ngày càng giàu, còn B không chịu thay đổi mà giá hàng hóa cao hơn A nên làm ăn thua lỗ và nghèo.
Có thể bạn quan tâm:
- Logistics và quản lý chuỗi cung ứng: Ngành học hot nhất năm
- Nhân viên xuất nhập khẩu – Các thông tin cụ thể bạn cần biết
Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến nội dung quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa là gì? Quy luật giá trị có tác động như thế nào? Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.
Recent Comments