Xe đạp là loại xe từng cực kì phổ biến ở nước Việt Nam trong những năm tháng xưa cũ. Ngày nay nó lại được các tay chơi đồ cổ quan tâm và họ sẵn sàng chi tiền khủng để tìm được mẫu xe mình yêu thích. Vậy xe đạp cổ là gì và cần lưu ý điều gì khi mua chúng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ về vấn đề này trong bài viết sau đây.
Xe đạp cổ là gì?
Xe đạp cổ là những chiếc xe được sản xuất từ rất lâu về trước, nó có thể là xe của bất kỳ thương hiệu nào, miễn là xác định được khoảng thời gian sản xuất đủ lâu. Xe càng tồn tại được khoảng thời gian lâu thì càng cổ, càng được xem là quý giá.
Qua năm tháng, những chiếc xe đạp ấy ngày trở nên khan hiếm hơn. Hoặc những công nghệ kỹ thuật chế tạo nên xe đã không còn áp dụng được nữa, không thể sản xuất lại những chiếc xe đạp ấy. Dần dần như vậy, chúng sẽ được gọi là xe đạp xưa cổ.
Tìm hiểu lịch sử phát triển của chiếc xe đạp
Xe đạp lần đầu tiên được khai sinh ra tại châu Âu vào năm 1790. Cha đẻ của chiếc xe đạp đầu tiên ấy là bá tước Sivrac, một người thích sáng chế nổi tiếng lúc bấy giờ. Đến năm 1813, xe đạp được cải tiến nhờ Nam tước Karl Friedrich Drais. Sáng tạo mới của ông giúp xe đạp có khả năng thay đổi hướng dễ dàng hơn trước.
Xe đạp thực sự được thành hình thức giao thông sau khi hai anh em Pierre Michaux và Ernest Michaux lắp thêm bàn đạp và trục quay sát với hai bánh xe. Lúc này, xe đạp chính thức có tên là xe đạp “bicycle” và có đặc điểm khá giống với xe đạp hiện nay.
Đến năm 1888, xe đạp bắt đầu hoàn thiện hơn với khung xe bằng kim loại rỗng có thiết kế hình “kim cương”. Trang bị thêm lốp xe bằng cao su mềm được bơm khí nén, phanh đĩa, líp xe,… Lúc này xe đạp đã trở thành phương tiện giao thông không thể thiếu của người dân.
Nguồn gốc xuất xứ của xe đạp cổ
Nguồn gốc của những chiếc xe đạp cổ được cho là từ thời kỳ Pháp thuộc, do người Pháp đem sang. Những mẫu xe này có chất lượng tốt và cũng rất đẹp. Vào thời đó nếu người nào sở hữu được chiếc xe đạp ấy có thể coi là “đại gia”.
Trước khi xe máy trở nên phổ biến, xe đạp là phương tiện đi lại chính của phần lớn người Việt Nam (khoảng thập niên 60-90 của thế kỷ trước). Đặc biệt là những chiếc xe đạp từ nước Pháp, cho đến tận ngày nay, chúng vẫn được nhiều người đam mê sưu tầm. Rất nhiều người Hà thành có xu hướng tìm mua lại những chiếc xe đạp xưa cổ để hoài niệm một thời bom đạn những năm 1960-1970.
Xe đạp có mặt tại Việt Nam khi nào?
Những chiếc xe đạp đầu tiên được đưa tới Việt Nam trong những năm người Pháp xâm chiếm nước ta. Sau đó, diễn ra sự kiện hội nhập kinh tế thế giới, những chiếc xe đạp ấy cũng được đưa sang Việt Nam với số lượng lớn để bán cho người dân bởi lúc bấy giờ xe đạp là phương tiện đi lại chủ yếu, chưa có xe máy nhiều.
Với độ bền bỉ cùng với chất lượng tốt, những chiếc xe đạp khi đó được ví là “biệt thự di động” mang giá trị lớn, không phải ai cũng có điều kiện mua. Còn ngày nay, khi mà xe máy, ô tô chiếm phần lớn phương tiện giao thông đi lại trên đường thì chủ yếu chỉ có những người trung niên và cao tuổi thích sưu tầm các dòng xe đạp cổ.
Xe đạp cổ có điểm gì đặc biệt?
Hiện nay vẫn còn khá nhiều người trung niên, những ông bà cao tuổi hoặc những người có điều kiện kinh tế muốn sở hữu một chiếc xe đạp xưa cổ. Việc tìm mua xe đối với họ không chỉ đơn thuần là việc sưu tầm mà họ còn muốn hiểu về lịch sử, tưởng niệm quá khứ. Thậm chí họ còn muốn sử dụng xe như một phương tiện di chuyển thông thường. Vậy thì xe đạp cổ có điểm gì đặc biệt, khác với xe đạp hiện nay?
Thiết kế xe đạp cổ điển nhưng rất trang trọng, thời thượng
Một lý do chính khiến cho nhiều người muốn săn lùng những chiếc xe đạp xưa dù nó đã được sản xuất từ rất lâu đó là bởi sự thiết kế độc đáo của chúng vẫn tồn tại mãi mãi. Có khá nhiều dòng xe đạp xưa cổ, nhưng dòng được yêu thích nhất có lẽ là Peugeot của nước Pháp.
Xe được thiết kế nhìn đúng chất cổ điển, nhưng lại toát lên vẻ sang trọng thời thượng. Rất thích hợp để trưng bày trong một góc nhà, góp phần toát lên khí chất cho gia chủ. Cho đến hiện nay, ta vẫn thấy thiết kế của xe không hề lỗi thời.
Chất liệu
Mỗi dòng xe đạp cổ lại được tạo ra từ những vật liệu thiết kế khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung đó là chúng đều được sử dụng những vật liệu cao cấp như thép không gỉ hay hợp kim nhôm cao cấp,…. Xe được sơn tĩnh với nước sơn bền bỉ, không bị ảnh hưởng bởi mưa gió, thời tiết. Vì vậy, nhiều người khi mua lại xe đạp xưa rất bất ngờ bởi màu sơn của xe đạp vẫn còn rất rõ nét.
Lốp Michelin
Các dòng xe đạp xưa, nhất là dòng xe của Pháp rất hay sử dụng lốp cao cấp từ thương hiệu Michelin. Loại lốp này được chế tạo bằng cao su trộn lẫn các chất đặc biệt, giúp lốp bền bỉ và dẻo dai qua thời gian. Bên cạnh đó, loại lốp này được các nhà chế tạo đánh giá là bám đường vô cùng tốt, giúp người sử dụng có thể tự chủ được tốc độ cũng như đi trên cung đường gập ghềnh mà không sợ lốp bị thủng lốp.
Những phụ kiện đặc trưng
Bên cạnh chất lượng tốt thì những chiếc xe đạp xưa còn được trang bị, thiết kế với những phụ kiện cao cấp đặc trưng như chuông xe, khóa xe, tem xe,… cực kỳ chất. Xe mặc dù không được tích hợp những groupset phức tạp, các chế độ công nghệ cao nhưng chúng lại luôn có được sự hoàn thiện về chất lượng, về từng chi tiết nên chắc chắn sẽ mang tới sự hài lòng cho người dùng trong quá trình sử dụng.
Những loại xe đạp cổ được săn đón nhiều nhất
Nhiều người Việt Nam hiện nay đang rất thích sưu tập xe đạp xưa như một niềm đam mê. Để giúp mọi người dễ dàng hơn trong việc lựa chọn được dòng xe chất lượng nhất, chúng tôi xin gợi ý một vài thương hiệu đến từ nhiều quốc gia khác nhau dưới đây:
Xe đạp cổ Peugeot
Peugeot là thương hiệu xe đạp rất nổi tiếng ở Pháp và cả ở Việt Nam, những chiếc xe đạp Peugeot đầu tiên được sản xuất năm 1882 ở Beaulieu. Chiếc xe đạp đầu tiên là chiếc Grand Bi có kích thước bánh trước to hơn bánh sau. Kiểu xe này có tay lái và bàn đạp gắn trực tiếp vào trục bánh xe.
Peugeot sau đó tiếp tục sản xuất các dòng xe đạp khác tuy nhiên chủ yếu sản xuất các phiên bản khung hỗn hợp phổ thông. Từ đầu thế kỷ XXI, Peugeot đã chuyển hướng sang các dòng xe đạp thể thao cao cấp, xe đạp điện….Thế nhưng những mẫu xe đạp đầu tiên của thương hiệu vẫn rất được người dân quan tâm.
Cannondale
Cannondale là một thương hiệu xe đạp xưa nổi tiếng có từ những năm 1970. Lúc đầu công ty không phải là một nhà sản xuất xe đạp mà lại là nhà sản xuất xe kéo, các phụ kiện,… Sau đó mới chuyển hướng sang chế tạo xe đạp, ngay từ chiếc xe đạp đầu tiên ra mắt công chúng đã được người dân ủng hộ và đánh giá cao.
Bianchi
Bianchi là một thương hiệu xe đạp của Ý, vinh dự là công ty xe đạp hoạt động liên tục lâu đời nhất nhì trên thế giới. Thương hiệu chính thức được thành lập vào năm 1885, khi Eldoardo Bianchi 21 tuổi đã tự mình tạo thêm dây xích cho những chiếc xe đạp thông thường để giảm kích thước của bánh trước.
Ý tưởng này của anh đã thành công, trong nhiều năm, Bianchi được ghi nhận với nhiều ý tưởng phát triển khác trong thiết kế và chức năng của xe đạp. Là người quan trọng trong quá trình hình thành những chiếc xe đạp cổ hoàn thiện.
Raleigh
Raleigh Bikes là thương hiệu xe đạp của Anh được thành lập từ năm 1887 và cũng là một trong những thương hiệu xe đạp lâu đời. Vào thời điểm đó, thương hiệu sản xuất ra khoảng ba chiếc xe đạp mỗi tuần. Ngay từ năm 1896, sản lượng đã tăng lên đến 30.000 chu kỳ mỗi năm, nhờ nhận được sự ủng hộ từ người tiêu dùng.
Xe đạp cổ Trek
Thương hiệu xe đạp Trek bắt đầu hoạt động tại Waterloo, Wisconsin từ năm 1976, có trụ sở lớn nhất tại Mỹ. Tính đến năm 2014, hãng đã sản xuất ra khoảng 25.000 chiếc xe đạp trong nước mỗi năm, chiếm gần một nửa tổng số xe đạp được sản xuất tại Mỹ lúc bấy giờ.
Trek sản xuất ra rất nhiều những kiểu dáng xe đạp khác nhau, bán với nhiều mức giá khác nhau. Thương hiệu sản xuất xe đạp cho cả nam giới, nữ giới, người trung niên và trẻ em.
Điều cần lưu ý khi mua bán xe đạp cổ sưu tập
Những chiếc xe đạp xưa cổ có tuổi đời lên đến vài chục năm, thậm chí là gần cả một thế kỷ. Thế nên không hề dễ dàng để bạn mua được một chiếc xe cổ mới, đầy đủ tất cả mọi chi tiết nhỏ. Để mua được một chiếc xe đạp xưa cổ cho bộ sưu tập của mình, bạn cần lưu ý đến màu sơn và phụ tùng của xe.
Màu sơn
Trước tiên, màu sơn của xe cần phải được giữ nguyên bản gốc, vì nếu đã được sơn lại thì không còn giá trị sưu tầm. Nhiều người còn cho rằng, các mẫu xe đạp xưa được tân trang lại trông chẳng khác nào đống phế thải vì đã làm mất đi giá trị nguyên bản của nó.
Phụ tùng xe đạp cổ
Tất cả phụ tùng của xe phải còn nguyên và mới thì mới có giá trị cao, có thấy cũ cũng tuyệt đối không tân trang chúng. Ghi đông, đũa, pedal, bao tay, bàn đạp,… tất cả đều phải còn nguyên, còn đẹp thì tổng thể chiếc xe mới đẹp. Một chiếc xe đắt tiền thì tất nhiên là giá phụ tùng cũng không hề rẻ. Ví dụ như một đôi vành nhôm cũng đã có giá lên tới 4-5 triệu, một cặp lốp có giá vài triệu.
Kết luận
Trên đây là bài viết đầy đủ của chúng tôi về xe đạp cổ. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có vốn hiểu biết nhất định về chúng và chọn mua cho mình được mẫu xe đạp ưng ý.
Recent Comments