Thứ bảy, Tháng mười hai 21, 2024
No menu items!
HomeKiến thức logisticMSDS là gì? Chúng đóng vai trò như thế nào trong vận...

MSDS là gì? Chúng đóng vai trò như thế nào trong vận chuyển?

Từ ngày 01/09/2015, hai sân bay lớn nhất cả nước là Tân Sơn Nhất và Nội Bài có quy định trong việc vận chuyển các mặt hàng tạp chất thực phẩm, hóa chất, thực phẩm chức năng,… đều phải kèm theo bảng chỉ dẫn MSDS. Khách có thể xuất khẩu mặt hàng theo quy định ra khỏi Việt Nam khi có đầy đủ các chứng từ cần thiết. Như vậy, chúng ta cũng thấy được loại MSDS này đóng vai trò khá quan trọng.

MSDS là gì

MSDS là tên tiếng Anh viết tắt của bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (Material Data Safety Sheets). Loại văn bản này chứa các dữ liệu quan trọng ghi nhận thuộc tính của một hoá chất cụ thể nào đó. MSDS được đưa ra để người tiếp xúc hay làm việc trong quá trình vận chuyển lưu ý giữ an toàn cho chính mình.

Tuy nhiên, bạn cũng cần phải biết không phải hàng hoá nào cũng cần đến chứng từ MSDS. Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS chỉ được yêu cầu trình xuất kho hàng chứa đựng dễ cháy nổ và gây nguy hiểm có thể gây thương tích, nguy hại tính mạng.

Ngoài ra, thực phẩm dạng bột như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng,… cũng cần phải có MSDS như chứng nhận kiểm tra có an toàn với người sử dụng hay không. Bạn cũng đã nắm được sơ lược và biết được loại chứng từ MSDS này quan trọng thế nào.

MSDS là tên tiếng Anh viết tắt của chứng từ an toàn hóa chất
MSDS là tên tiếng Anh viết tắt của chứng từ an toàn hóa chất

Chức năng và công dụng của MSDS

MSDS được ban hành không chỉ đơn giản là đáp ứng điều kiện vận chuyển mặt hàng hóa chất theo đúng quy định. Như vậy, công dụng và chức năng cuối cùng của chứng từ này là gì? Liệu có phải chỉ dừng lại để “lọt cửa” cơ quan hành chính hay còn nhiều ẩn ý. Tiếp sau bài, chúng ta sẽ cùng tham khảo thông tin quan trọng về công dụng, chức năng MSDS.

Về công dụng thì MSDS 

  • Ta sẽ có có giải pháp, phương thức vận chuyển phù hợp. Điều này không chỉ đảm bảo hàng hoá không bị tác động và giữ cho người vận chuyển được an toàn. Nhất là khi có sự cố bất ngờ xảy ra, phương án xử lý nhanh sẽ đưa ra nhanh chóng, kịp thời tránh những bất cập xảy ra;
  • MSDS cung cấp thông tin về mối nguy hiểm trong quá trình sử dụng hoá chất/ vật liệu nếu không tuân thủ đúng cách. Theo đó, hướng thao tác trong thao tác cũng sẽ được cung cấp chi tiết đến mọi người;
  • Nhờ MSDS người lao động nắm được loại hàng mình đang vận chuyển và tự bảo vệ bản thân;
  • Các tổ chức sử dụng hóa chất từ đó sẽ có môi trường làm việc an toàn, thiết bị bảo vệ và chương trình đào tạo cách hạn chế tiếp xúc;
  • Đặc biệt, bạn cũng có cách ứng cứu khi sự cố xảy ra. Các triệu chứng phơi nhiễm quá mức dễ nhận biết và đề xuất phương án xử lý.

Chức năng của MSDS

Hàng hóa vận chuyển là hóa chất thuộc diện nguy hiểm thì phiếu an toàn hóa chất MSDS là rất cần thiết. Khi đó, bên vận chuyển mới nhận chuyển hàng. Khi xuất trình được phiếu này, bên vận chuyển có quyền từ chối không tiếp nhận yêu cầu.

Tài liệu chỉ dẫn an toàn về hóa chất MSDS chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được môi trường làm việc đảm bảo mọi mặt đầy đủ các biện pháp. Cùng với đó là thiết bị, quy trình đào tạo lao động khi mà tiếp xúc cùng vật liệu hoặc hóa chất trong suốt quá trình làm việc. 

Bảng MSDS cung cấp đầy đủ tất cả các thông tin cho mọi người ngay khi ứng cứu sự cố sẽ xảy ra trong suốt quá trình hoạt động. Việc nhận biết chính xác các dấu hiệu cùng triệu chứng phơi nhiễm quá mức cũng như đề xuất nên cách xử lý cho từng trường hợp cụ thể. 

Chức năng của bảng chỉ dẫn an toàn 
Chức năng của bảng chỉ dẫn an toàn

Nội dung bảng Material Safety Data Sheet là gì

Nội dung chính trên bảng MSDS sẽ gồm có các mục khác nhau, cụ thể có những đề mục như sau: 

Tên thành phần của hóa chất sử dụng 

Trên MSDS sẽ gồm đầy đủ hóa chất sẽ cấu thành nên sản phẩm và đã được đánh dấu nhận biết về mức độ nguy hiểm. Dựa theo số CAS – đây là số hiệu của chất hóa học được dùng để xác minh đúng thành phần hóa học bởi có nhiều trường hợp một hóa chất có đa dạng tên gọi khác nhau. 

Người thực hiện lập MSDS 

Trên bảng sẽ có chi tiết thông tin người lập MSDS là ai để mọi người cùng biết. Các dữ liệu cá nhân gồm có tên, số điện thoại, địa chỉ và cả ngày lập chính xác nhất. 

MSDS cung cấp những thông tin về sản phẩm

Những giấy tờ chứng từ mua bán cần có đầy đủ các thông tin về sản phẩm cũng như thành phần cấu tạo. Cụ thể sẽ có công thức hóa học cùng khối lượng phân tử đang tạo nên sản phẩm được ghi chính xác tuyệt đối. 

Tính lý tính và khả năng cháy

MSDS liệt kê đầy đủ tất cả sản phẩm ở các dạng là rắn, lỏng và khí với phần hình dáng bên ngoài sản phẩm, khối lượng riêng và độ PH, độ sôi và cả độ bay hơi. Về khả năng cháy nhiệt độ, điều kiện cháy nổ của sản phẩm cùng cách xử lý khi xảy ra cháy nổ cụ thể ra sao. Tất cả các thông tin về lưu trữ, đóng gói cũng như vận chuyển hàng theo đúng kỹ thuật. 

Về phản ứng của sản phẩm 

Những thông tin về khả năng phản ứng của hóa chất cùng với đó là ánh sáng cũng như nhiệt độ và độ ẩm như thế nào có trên MSDS. Một số thông tin chi tiết về yêu cầu bảo quản, đóng gói cũng như vận chuyển của sản phẩm đi kèm với đó là cách để xử lý khi mà phản ứng hóa học xảy ra đột ngột. 

Chỉ dẫn độc hại – độc tính 

MSDS hiển thị chất hóa học có độc tính cụ thể như thế nào đối với người tiếp xúc và cách xử lý chi tiết cùng với hướng dẫn cấp cứu khi có người bị nhiễm độc hóa chất do tiếp xúc trực tiếp. Hướng xử lý khi mà người lao động không may tiếp xúc với hóa chất đó ở tại da, mắt hay là vô tình nuốt phải. Độ độc hại đối với môi trường ra sao và mức độ ô nhiễm với nước, không khí đất dựa theo chỉ số phát tán ra ngoài môi trường. 

Và còn rất nhiều nội dung quan trọng khác được ghi trên MSDS. Tuy nhiên, những gì vừa nêu trên nhất định phải có mới đúng là chứng từ đúng chuẩn được chấp nhận. Bạn cần lưu ý kỹ điều này.

MSDS sẽ có những thông tin mọi người cần phải biết
MSDS sẽ có những thông tin mọi người cần phải biết

Ai là người làm ra bảng chỉ dẫn an toàn hóa học

Nhà cung cấp, người bán sản phẩm như công ty thương mại, cá nhân,… sẽ cung cấp thông tin để làm MSDS. Một chứng từ chuẩn đúng quy định nhất định phải có thông tin về tên gọi, thành phần, nhiệt độ cháy nổ, trọng lượng riêng,… Có như vậy, MSDS mới được cấp và hàng hóa mới vận chuyển qua đúng quy định. 

Nhiệm vụ của nhà cung cấp

  • Đầy đủ MSDS cho từng sản phẩm muốn nhập khẩu;
  • Hạn của giấy chứng nhận không quá 3 tháng so với ngày xuất nhập hàng và được thể hiện bằng cả hai ngôn ngữ nếu xuất hàng ra nước ngoài;
  • Người mua sản phẩm cũng cần có MSDS bản sao khi nhận được hàng mình cần;
  • Cung cấp đầy đủ thông tin (kể cả bí mật thương mại) cho đội ngũ y bác sĩ phục vụ công tác chẩn đoán, điều trị y tế.

Nhà sản xuất hay nhà cung cấp là bên hiểu rõ nhất về sản phẩm và tất nhiên sẽ chịu trách nhiệm làm giấy chứng nhận MSDS. Khi có chứng từ an toàn hóa chất, người mua thêm tin tưởng nơi sản xuất uy tín làm đúng quy định của pháp luật. Biết đâu đây cũng là lý do giúp cho công việc kinh doanh của công ty phát đạt hơn thì sao.

Những cơ quan chuyên trách sẽ cung cấp MSDS
Những cơ quan chuyên trách sẽ cung cấp MSDS

Tổ chức sử dụng bảng chỉ dẫn 

  • Đảm bảo việc cung cấp MSDS từ nhà sản xuất;
  • Giấy chứng nhận an toàn có thời hạn không quá 3 tháng từ ngày nhận được hàng;
  • Luôn cập nhật những mẫu giấy đúng chuẩn theo đúng quy định;
  • Thông tin nguy hiểm mới phải được báo và làm giấy chứng nhận mới trong vòng 90 ngày;
  • Đảm bảo bản sao cung cấp đến người mua hàng, bên vận chuyển và kể cả người lao động;
  • Đảm bảo người trực tiếp làm việc với sản phẩm hóa chất hiểu rõ thông tin về sản phẩm, cách xử lý khi gặp sự cố;

Nơi làm giấy chứng nhận an toàn hóa chất tất nhiên là các cơ quan chức năng chuyên dụng sau đó lập MSDS. Đội ngũ kiểm định có chuyên môn sẽ xác định độ nguy hiểm của mặt hàng để hạn chế sự nguy hiểm đối với người mua, người vận chuyển. Bạn nên biết loại chứng từ có nhiệm vụ quan trọng như thế nào khi áp dụng vào thực tiễn.

Người lao động

Khi nhìn giấy chứng nhận an toàn hóa chất MSDS, người lao động cũng cần phải biết:

  • Thông tin quan trọng cần được biết;
  • Theo dõi hướng dẫn thao tác an toàn và các biện pháp cấp cứu khi có biến cố xảy ra;
  • Vị trí thông tin trong giấy chứng nhận và tra cứu thông tin khi được yêu cầu.

Như vậy, chứng từ là loại giấy hết sức quan trọng dù bạn là bên bán hay mua, người lao động. Hóa chất rất nguy hiểm nếu chúng ta không biết và sử dụng, thao tác một cách quán tính, hậu quả để lại là rất nặng nề và có khi ảnh hưởng cả đời. Bạn cần đọc chính xác đầy đủ bản hướng dẫn sử dụng MSDS cũng như độc tính của hóa chất như thế nào để bảo hộ phù hợp. 

Thực hiện tra cứu MSDS các sản phẩm như thế nào

Thời đại thông tin phát triển, bạn có thể tra cứu MSDS online rất nhanh chóng. bạn đã được thông tin về mức độ quan trọng của MSDS nên phải biết cách tra cứu phòng khi được hỏi đến hay có sự cố không mong muốn xảy ra. 

Cũng có app công nghệ giúp ta tra cứu nhanh thông tin cần biết về sản phẩm. Một trong các cách tra cứu MSDS nhanh có thể tham khảo:

Số/Tên sản phẩm

Nhập tên/số sản phẩm gồm chữ và số vào ô tìm kiếm trên web tra cứu hay apps MSDS. Điền chính xác đầy đủ tất cả số thì bạn mới có thể tra cứu ra được đúng sản phẩm mà mình đang cần. 

Ví dụ: Chất tẩy rửa nhà vệ sinh 546

Định dạng phiếu an toàn hóa chất MSDS

Mỗi phiếu MSDS đều được định dạng bằng các con số, bạn nhập dãy số vào sẽ ra được chi tiết các thông tin.

Giấy chứng nhận an toàn hóa chất cũng có thể tra cứu thông tin
Giấy chứng nhận an toàn hóa chất cũng có thể tra cứu thông tin

Kết luận

Như vậy, chúng ta đã nắm được những thông tin cần biết về MSDS và áp dụng vào thực tiễn. Khi bán hay mua những sản phẩm ẩn chứa hóa chất độc hại, con người cần chủ động tìm hiểu để tránh các rủi ro xảy ra.

Xem nhiều nhất

Recent Comments