Thứ Ba, Tháng 1 28, 2025
No menu items!
HomeVận chuyển Quốc tếMã vạch các nước là gì? Cách xem mã vạch sản phẩm...

Mã vạch các nước là gì? Cách xem mã vạch sản phẩm chuẩn nhất

Mã vạch các nước là gì? Có phải bạn đang quan tâm cũng như tò mò về khái niệm này? Đồng thời, ý nghĩa và cách ứng dụng của mã vạch các nước vào đời sống như thế nào cũng đang là mối quan tâm lớn nhất của bạn ngay lúc này đúng không nào? Tất cả những điều khiến bạn băn khoăn bấy lâu nay đều sẽ được bật mí ngay trong nội dung bài viết dưới đây. 

Như thế nào là mã vạch? 

Trước tiên, mã vạch được hiểu đơn giản là một dãy ký tự có khi là số và đôi khi là chữ số. Dựa theo định nghĩa riêng thì mã vạch chính là phương thức lưu trữ và truyền tải dữ liệu thông tin bằng một loại ký hiệu rất chuyên biệt. Đây được xem là một ký hiệu bao gồm tổ hợp những khoảng trắng và vạch thẳng nhằm mục đích chính là biểu thị các con số, ký hiệu và mẫu tự. 

Khi dùng mắt thường nhìn vào mã vạch, bạn sẽ rất khó có thể nhận biết được chính xác ý nghĩa truyền tải của nó thực chất là gì. Nhưng chính những sự khác thường cũng như biến đổi trong khoảng cách giữa vạch và khoảng trắng được xác định là biểu thị dữ liệu thông tin số hay chữ số dưới hình thức mà máy có thể đọc được.

Thông thường, phần dữ liệu thông tin để người dùng có thể nhận biết sản phẩm sẽ được biểu thị dưới dạng chữ số. Khi nhìn vào dãy số này, người dùng sẽ có thể nhận biết chính xác được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm thông qua mã vạch các nước

Mã vạch các nước thường sẽ được in ấn bởi những loại máy chuyên dụng cho việc in mã vạch, đều được thiết lập theo các thông số đúng theo quy luật chung. Chính vì vậy, có thể nhận thấy không phải loại máy nào cũng có thể sử dụng cho việc in ấn mã vạch. 

Mã vạch các nước là gì? 
Mã vạch các nước là gì?

Các loại mã vạch có ý nghĩa như thế nào? 

Mã vạch các nước cũng có thể hiểu như một chứng minh thư của hàng hóa. Thông qua mã vạch sản phẩm, bạn có thể dễ dàng nhận biết chính xác được nguồn gốc xuất xứ của loại hàng hóa đó. 

Tùy theo từng quy chuẩn riêng của mỗi quốc gia và lãnh thổ mà quy định về mã vạch cũng sẽ khác nhau. Thông thường, mã vạch của hàng hóa sẽ gồm có hai phần. Đầu tiên là mã số của hàng hóa để người dùng dễ dàng nhận diện. Thứ hai là mã vạch các nước để các loại máy chuyên quét mã thẩm định nhận diện. 

Tùy thuộc theo dạng thức hay dung lượng thông tin được mã hóa và mục đích sử dụng mà mã vạch sẽ được chia thành nhiều loại. Trong đó, nổi bật và được ứng dụng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay có thể kể đến như EAN, Code 39, Code 128, UPC và Codabar. 

Tính đến thời điểm hiện tại, thị trường vận chuyển hàng hóa thực phẩm Việt Nam đang sử dụng phổ biến mã vạch EAN. Mã vạch EAN được xác định gồm có 13 con số được chia thành 4 nhóm, lần lượt là mã quốc gia hoặc vùng lãnh thổ chiếm vị trí 3 chữ số đầu. 

Mã số doanh nghiệp được xác định là 4,5 hoặc 6 số tiếp theo được chính tổ chức GS1 Việt Nam cấp cho khách hàng. Còn mã số hàng hóa có thể là 2,3 hoặc 4 số tiếp theo do chính doanh nghiệp tự cấp cho sản phẩm cung cấp của mình. Số cuối cùng được xác định là số về kiểm tra, tính từ trái sang. 

Mã số mã vạch các nước có cấu trúc như thế nào?

Theo thường lệ, mã vạch các nước sẽ đều được thu nhận bằng một loại máy chuyên dụng cho việc quét mã vạch. Đó chính xác là một loại máy thu nhận hình ảnh của mã vạch. Sau đó, tiến hành quy trình truyền tải thông tin đến máy tính để mã hóa. Đây có thể hiểu là lý do vì sao người ta chỉ dùng mã vạch kèm theo một số thiết bị hỗ trợ khác.

Bạn muốn nhận biết chính xác được nguồn gốc xuất xứ hay thương hiệu sản xuất từng loại hàng hóa hiện đang được cung cấp trên thị trường một cách nhanh chóng thì chỉ có một cách duy nhất là xác định mã số mã vạch được dán trên bao bì của mỗi sản phẩm. 

Trên mỗi bao bì của sản phẩm, nếu như bạn nhìn thấy những vạch trắng đen song song, xếp xen kẽ lẫn nhau và phía dưới có thêm một dãy số thì đây chính xác là mã số mã vạch. 

Mỗi mã số mã vạch của hàng hóa thực phẩm thường sẽ bao gồm hai thành phần. Đầu tiên là mã số gồm có những dãy số, sử dụng nhằm mục đích phân định sản phẩm, địa điểm, dịch vụ và hình thức tổ chức. 

Thứ hai là mã vạch để những thiết bị cũng như phần mềm chuyên quét mã có thể tự động thẩm định được thông tin sản phẩm và đối tượng sử dụng một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Cùng tìm hiểu thêm về cấu trúc mã số và mã vạch các nước ngay bên dưới đây. 

Cấu trúc mã vạch các nước
Cấu trúc mã vạch các nước

Mã số hàng hóa các nước có cấu trúc như thế nào? 

Tính đến thời điểm hiện tại, trong lĩnh vực giao dịch thương mại đang tồn tại hai hệ thống mã số hay còn được gọi là code number. Về những loại hàng hóa cơ bản thì UPC hiện đang được sử dụng phổ biến tại thị trường Hoa Kỳ và Canada. Còn mã số hàng hóa EAN thì được sử dụng vô cùng rộng rãi, có thể nói là chiếm gần hết thị trường trên toàn thế giới. 

Hệ thống UPC

Đây được xác định là hệ thống mã số hàng hóa hiện thuộc quyền sở hữu và quản lý của Hội Đồng Mã Thống Nhất Mỹ UCC, xuất hiện trên thị trường từ năm 1970 và đến thời điểm hiện tại được sử dụng chủ yếu tại Hoa Kỳ và Canada. 

Hệ thống EAN

Hệ thống mã số hàng hóa EAN theo tìm hiểu thì được thiết lập bởi những sáng lập viên đến từ 12 nước Châu Âu. Bắt đầu được sử dụng trên thị trường từ năm 1974. Nhưng ngay sau đó, đã sớm phát triển một cách nhanh chóng và được sử dụng cực kỳ rộng rãi trên toàn thế giới. 

Hệ thống EAN là gì? 
Hệ thống EAN là gì?

Mã vạch sản phẩm các nước có cấu trúc như thế nào? 

Người bạn đồng hành trung thành cùng mã số có thể nói chính là mã vạch. Theo tìm hiểu thì mã vạch các nước được ký hiệu bởi các sọc trắng đen song song và xếp xen kẽ lẫn nhau, đặt ngay phía trên mã số. 

Nếu như mã số hàng hóa dùng để nhận diện thông tin sản phẩm thì mã vạch sản phẩm xuất hiện với một sứ mệnh là để các thiết bị đọc cũng như phần mềm chuyên quét mã thẩm định thông tin và đối tượng được gắn mã. 

Mã vạch sản phẩm được thể hiện mã số EAN thường sẽ được gọi là mã vạch EAN hoặc mã đa chiều rộng. Bởi lẽ, chiều rộng tiêu chuẩn của mỗi module vạch đen trắng được xác định là khoảng 0.33mm.  

Cấu trúc mã vạch các nước quy định cho sản phẩm 
Cấu trúc mã vạch các nước quy định cho sản phẩm

Tổng hợp cụ thể mã vạch các nước mà bạn nên biết 

Thông thường, để có thể nhận biết chính xác được nguồn gốc xuất xứ và thương hiệu sản xuất của một loại sản phẩm nào đó thì người dùng sẽ phải căn cứ vào ba con số đầu tiên trên mã số hàng hóa. 

Ngoài ra, đối với một số trường hợp đặc biệt, nếu như sản phẩm được nhập khẩu từ nước thứ nhất sang nước thứ 2 thì lúc này, mã số mã vạch các nước vẫn sẽ được hiển thị nguồn gốc là nước thứ nhất. 

Còn với trường hợp, nếu như nước thứ 2 xuất khẩu hàng hóa sang nước thứ 3 thì lúc này, mã vạch hiển thị nguồn gốc sẽ là nước thứ 2.

  • 000 – 019 GS1 Canada và Mỹ. 
  • 020 – 029 Phân phối theo giới hạn, thường chỉ cung cấp cho hệ thống sử dụng nội bộ.
  • 030 – 039 GS1 Hoa Kỳ. 
  • 040 – 049 Phân phối theo giới hạn, thường chỉ cung cấp cho hệ thống sử dụng nội bộ. 
  • 050 – 059 GS1 Anh – Vương Quốc Anh. 
  • 060 – 139 GS1 Canada và Mỹ. 
  • 200 – 299 029 Phân phối theo giới hạn, thường chỉ cung cấp cho hệ thống sử dụng nội bộ.
  • 300 – 379 GS1 Pháp và mã vạch sản phẩm hàng hóa của Pháp. 
  • 380 GS1 Bulgaria.
  • 383 GS1 Slovenia.
  • 385 GS1 Croatia.
  • 387 GS1 BIH.
  • 389 GS1 Montenegro.
  • 390 GS1 Kosovo.
  • 400 – 440 GS1 Đức.
  • 450 – 459 và 490 – 499 GS1 Nhật Bản.
  • 460 – 469 GS1 Liên bang Nga. 

Kỹ năng sử dụng phần mềm check mã vạch trực tuyến

Tính đến thời điểm hiện tại, trên thị trường thực phẩm tiêu dùng, gần như bất kỳ loại hàng hóa nào cũng đều có thể làm giả, làm nhái gây ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến quyền lợi cũng như sức khỏe của khách hàng. 

Chính vì vậy, người tiêu dùng cần phải quan sát thật kỹ thông tin được in trên bao bì sản phẩm và trang bị cho bản thân kỹ năng check mã vạch Online nhanh chóng. Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin, chỉ cần sở hữu một chiếc smartphone trên tay, bạn hoàn toàn có thể thực hiện các bước check mã vạch online.

Sau khi check mã vạch các nước, người tiêu dùng sẽ nhận biết được đầy đủ nhất những dữ liệu thông tin cần thiết và quan trọng về sản phẩm mà mình muốn mua bao gồm: Xuất xứ sản phẩm, thành phần chiết xuất, hướng dẫn sử dụng, giấy phép bảo đảm an toàn thực phẩm,…..  

Cách kiểm tra mã vạch nhận biết chính xác hàng thật giả bằng phần mềm trên điện thoại cụ thể như sau: 

  • Bước 1: Truy cập vào cửa hàng CH Play hay App Store, gõ trên thanh tìm kiếm App QR code Scanner hoặc Barcode. Hiện cả hai phần mềm này đều tương thích với hệ điều hành Android và IOS.  
  • Bước 2: Tiến hành thực hiện các bước cài đặt và đăng ký tài khoản. 
  • Bước 3: Kích hoạt ứng dụng, sau đó truy cập vào mục quét QR và bắt đầu tiến hành các bước check mã vạch sản phẩm. 
  • Bước 4: Đọc kỹ kết quả thông tin sản phẩm được phần mềm check trả về.

Cần lưu ý gì về công nghệ mã số mã vạch? 

Khi sử dụng công nghệ mã số mã vạch các nước cần lưu ý những điều gì đang là câu hỏi chung của rất nhiều người. Dưới đây là 4 điều cần phải đặc biệt lưu ý cũng như 2 tính năng được đánh giá rất ưu việt của công nghệ mã số mã vạch mà người sử dụng chắc chắn phải nắm rõ. 

  • Hiệu suất: Nhận dạng một cách tự động thay thế hoàn hảo việc ghi chép bằng tay nên có tác dụng rất hiệu quả trong chiến lược giảm nhân công, tối ưu thời gian lao động. Từ đó dẫn đến gia tăng hiệu suất công việc.
  • Thông tin nhanh: Mã số mã vạch có tác dụng thu thập và cung cấp dữ liệu thông tin một cách cực kỳ nhanh chóng, giúp cho các nhà kinh doanh và quản lý có thể đưa ra những quyết định đúng đắn. Đặc biệt là kịp thời trong hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý. 
Cần lưu ý gì khi sử dụng công nghệ mã số mã vạch các nước.
Cần lưu ý gì khi sử dụng công nghệ mã số mã vạch các nước.

Lời kết

Mong rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp đến quý anh em bạn đọc nhiều thông tin có giá trị hữu ích nhất về công nghệ mã số mã vạch các nước . Nhờ đó check được đúng hàng thật hàng giả khi mua về để yên tâm sử dụng. 

Xem nhiều nhất

Recent Comments