Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là lĩnh vực đang rất hot trong 3 năm gần đây. Theo thống kê, tỷ lệ sinh viên logistics có việc làm đúng chuyên môn tương đối cao, vượt xa các ngành học khác trong khối kinh tế. Bài viết dưới đây đã tổng hợp toàn bộ thông tin quan trọng nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn về lĩnh vực này.
Thông tin cơ bản về logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Logistics & quản lý chuỗi cung ứng là nhóm ngành đang rất “thèm khát” nhân lực trong vài năm trở lại đây, đặc biệt là sau khi đại dịch COVID – 19 bùng phát. Trước khi muốn đi vào tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực này, bài viết sẽ cung cấp đến bạn một vài thông tin tổng quan nhất.
Định nghĩa về ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Logistics & quản lý chuỗi cung ứng là nhóm ngành thuộc lĩnh vực kinh tế và xuất nhập khẩu, tên tiếng Anh: Logistics and Supply Chain Management, một số trường Đại học hiện nay thường gọi tắt là Quản trị Chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, cho dù tồn tại dưới bất kỳ cái tên nào thì kiến thức chuyên môn cũng như vị trí công việc của mỗi người cũng tương đương nhau.
Hoạt động trong lĩnh vực này, nhiệm vụ của bạn là giám sát và quản lý một mạng lưới xuất nhập khẩu của rất nhiều doanh nghiệp, đảm bảo sao cho quy trình vận chuyển hàng hóa giữa các cảng diễn ra thuận lợi nhất. Thông thường, người làm Logistics sẽ cần phải đảm nhận luôn các nhiệm vụ liên quan đến lưu trữ, xử lý hàng tồn kho và giải quyết trục trặc hải quan (nếu có).
Những đặc điểm dịch vụ chung của ngành Logistics
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là một dây chuyền dài và rộng, có liên quan đến nhiều quốc gia trên thế giới. Căn cứ vào một số đặc điểm, người ta đã chia lĩnh vực này ra thành nhiều khía cạnh bao gồm:
- Logistics sinh tồn
- Logistics hoạt động
- Logistics hệ thống
- Logistics hỗ trợ riêng cho tất cả các dịch vụ vận tải bao gồm vận tải giao nhận và vận tải gắn liền với chuỗi cung ứng
- Logistics giúp hoàn thiện dịch vụ vận tải đa phương thức
Sự quan trọng của logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Logistics & quản lý chuỗi cung ứng là nhóm ngành có đóng vai trò nòng cốt trong nhiều khía cạnh thuộc lĩnh vực kinh tế và ngoại thương. Nó không đơn thuần chỉ giúp doanh nghiệp đơn giản hóa quy trình vận chuyển hàng mà còn có tác động rất lớn lên nền kinh tế chung. Nếu chuỗi cung ứng hoạt động tốt, các chỉ số tăng trưởng quốc gia cũng sẽ cho thấy dấu hiệu tích cực.
Vai trò của chuỗi cung ứng đối với các doanh nghiệp
Khi bắt đầu triển khai các hoạt động logistics, doanh nghiệp sẽ là người hưởng lợi nhiều nhất. Theo thống kê chính thức từ Viện nghiên cứu của Hoa Kỳ, có đến khoảng 10 – 25% tổng GDP cả nước được sử dụng cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Không chỉ đơn thuần là hỗ trợ doanh nghiệp đơn giản hóa quy trình vận chuyển hàng hóa, hoạt động logistics còn giúp bạn tiết kiệm tối đa các chi phí phát sinh khi xuất khẩu hàng hóa. Với mạng lưới hoạt động trải dài ở nhiều quốc gia lớn trên thế giới, chuỗi cung ứng có thể trở thành chiếc cầu nối vững chắc giúp doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn đến các thị trường tiềm năng.
Đặc biệt, một số dịch vụ và phần mềm logistics hiện nay còn sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp kiểm tra, xác thực toàn bộ hồ sơ trước khi bắt đầu vận chuyển hàng hóa. Với tính năng này, bạn có thể hạn chế tối đa những sự cố phát sinh ngoài ý muốn liên quan đến chứng từ, tránh tình trạng hàng hóa bị kẹt lại hải quan quá lâu dẫn đến hư hỏng hoặc chậm tiến độ giao nhận.
Tác động trực tiếp của ngành đối với nền kinh tế Việt Nam
Sau khi đại dịch COVID – 19 dần ổn định và trạng thái “bình thường mới” được thiết lập, các sản phẩm truyền thống nước ta ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư. Theo thống kê, trong thời gian vừa qua ngành logistics Việt Nam có tốc độ tăng trưởng đạt hơn 14% với tổng giá trị rơi vào khoảng 40 đô la Mỹ. Tính đến đầu tháng 6/2022, đã có hơn 3000 doanh nghiệp tham gia vào hoạt động chuỗi cung ứng.
Với lợi thế về mặt địa hình, giáp gần biển và có nhiều cảng trải dài ở hầu hết các tỉnh thành lớn, Việt Nam dường như đang được thiên nhiên tạo điều kiện rất lớn để phát triển xuất nhập khẩu. Ngoài ra, trong những năm trở lại đây, nhóm ngành này đang dần trở thành công cụ cạnh tranh đắc lực cho Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Kể từ đó, các chỉ số kinh tế cũng có dấu hiệu thay đổi tích cực.
Đặc biệt, khi chuỗi cung ứng hoạt động ổn định và tình trạng hàng hóa lưu thông tốt cũng sẽ là động lực rất lớn thúc đẩy các ngành nghề phát triển. Một số lĩnh vực tại Việt Nam có thể ứng dụng logistics vào mô hình kinh doanh bao gồm tàu thuyền, hàng không, xuất nhập khẩu xuyên biên giới,…. Việc làm này không những giúp doanh nghiệp tăng doanh thu mà còn ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế chung.
Thực trạng chung nguồn nhân lực logistics Việt Nam
Mặc dù được mệnh danh là nhóm ngành có mức thu nhập cao nhất nhì Việt Nam nhưng logistics và quản lý chuỗi cung ứng vẫn đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân sự, đặc biệt đối với những doanh nghiệp quy mô nhỏ. Đây vẫn được dự đoán sẽ còn là thách thức lâu dài cho ngành xuất nhập khẩu nước ta trong thời gian tới, đặc biệt khi đã gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN.
Tệ hơn nữa, một vài doanh nghiệp còn sẵn sàng chấp nhận tuyển nhân viên thiếu kiến thức chuyên môn vào quản lý chuỗi cung ứng. Căn cứ theo số liệu được đưa ra, trong vòng 3 năm tới đây, nếu muốn đẩy mạnh sản xuất, nước ta sẽ cần ít nhất 18.000 nhân sự có chuyên môn làm việc trong lĩnh vực logistics. Con số quá lớn như vậy đang thực sự đang trở thành nỗi lo chung của toàn ngành.
Để khắc phục được tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực trầm trọng hiện nay, Bộ Giáo dục, bộ Giao thông vận tải và đại diện Ban lãnh đạo, ban chuyên môn các trường đại học cần có sự phối hợp chặt chẽ. Tất cả chúng ta cần cấp bách lên giáo trình, thiết kế chương trình đào tạo chính quy chuyên ngành logistics một cách thật bài bản, có giá trị thực tiễn cao, phù hợp với nhịp điệu kinh tế của thế giới.
Vì sao nên quyết định theo học nhóm ngành logistics?
Trong những năm gần đây, Quản trị chuỗi cung ứng đang trở thành nhóm ngành thu hút sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ. Khi được hỏi lý do vì sao lại quyết định theo đuổi lĩnh vực này, chúng tôi đã nhận được hàng loạt câu trả lời khác nhau. Nhìn chung, đa phần các bạn thế hệ Z đều bị thu hút bởi sự năng động của dây chuyền xuất nhập khẩu toàn cầu kể từ sau khi đại dịch COVID – 19 bùng phát.
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng có tỷ lệ thất nghiệp thấp
Như đã đề cập ở trên, chuỗi cung ứng Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực trầm trọng. Do vậy, nếu theo học nhóm ngành này, sau khi ra trường, bạn sẽ không cần phải quá lo lắng đến vấn đề không có việc làm.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh các nước trên thế giới đang kích cầu thương mại quốc tế, tái thiết lập chuỗi cung ứng toàn cầu và phát triển các hoạt động xuất nhập khẩu thì nguồn nhân lực cần thiết cho ngành logistics sẽ còn gia tăng hơn nữa. Đó là chưa tính đến có không ít doanh nghiệp đang “mò kim đáy biển”, tìm kiếm nhân tài trong lĩnh vực này.
Nhóm ngành có mức thu nhập cạnh tranh
Một phần vì tính chất quan trọng của công việc nên nhân sự hoạt động trong lĩnh vực logistics cũng được hưởng một mức lương khá hậu hĩnh. Chỉ tính riêng ở Việt Nam, mức thu nhập của một nhân viên chính thức rơi vào khoảng 6 – 7.000.000 đồng/tháng.
Ở những vị trí cao hơn như cấp quản lý hay giám đốc, tổng thu nhập chưa trừ thuế mà người lao động nhận được có thể lên đến 9 chữ số/tháng. Tính theo đô la Mỹ, mức lương trung bình của Quản lý khoảng 3,000 – 4,000 USD/tháng và giám đốc là 5,000 – 7,000 USD/tháng
Nhóm ngành năng động nhất trong khối kinh tế
Sở dĩ logistics và quản lý chuỗi cung ứng trở thành nhóm ngành hot nhất trong khối kinh tế những năm gần đây là nhờ vào tính năng động của nó. Làm việc ở lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, bạn sẽ có cơ hội được tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. từ đó mở rộng thêm các mối quan hệ trong ngành.
Cơ hội nghề nghiệp rộng mở của ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Logistics & quản lý chuỗi cung ứng là nhóm ngành tương đối rộng lớn, có phạm vi hoạt động xuyên biên giới và quy trình thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu thường trải qua nhiều bước. Chính vì vậy, đây cũng đang dần thuộc top lĩnh vực sở hữu cơ hội việc làm rộng mở nhất. Sinh viên sau khi ra trường có thể làm việc tại các doanh nghiệp, công ty đa quốc gia hoặc những bộ/ngành liên quan.
Người có bằng cử nhân chuyên ngành Quản trị chuỗi cung ứng đủ khả năng đảm nhận các chức vụ liên quan đến xuất nhập khẩu trong doanh nghiệp như nhân viên giám sát, nhân viên xử lý giấy tờ, nhân viên quản trị dây chuyền,….. Một số công ty nổi tiếng trong ngành có chế độ đãi ngộ hậu hĩnh, môi trường làm việc chuyên nghiệp mà bạn có thể tham khảo: DHL, Bosh, Samsung và Unilever Vietnam
Nếu muốn phát triển bản thân ở những vị trí cao hơn, bạn có thể ứng tuyển vào các ban ngành thuộc bộ máy quản lý nhà nước như Nhà nước hải quan hay Cục thuế. Tuy nhiên, khối lượng công việc mà nhân viên logistics ở những đơn vị này phải thực hiện tương đối áp lực, có thể gấp đôi gấp ba lần so với doanh nghiệp nhỏ lẻ.
Danh sách đại học đào tạo ngành logistics ở Việt Nam
Logistics và quản trị chuỗi cung ứng đang trở thành ngành nghề được nhiều bạn trẻ yêu thích. Chính vì vậy, số lượng các trường đại học đào tạo lĩnh vực này ở Việt Nam cũng tăng, ước tính hiện nay có hơn 20 trường trên toàn quốc được công nhận đủ điều kiện giảng dạy cử nhân chuyên ngành Logistics.
Trường đào tạo logistics nổi tiếng ở miền Bắc
Thủ đô Hà Nội được biết đến là thành phố quy tụ rất nhiều trường đại học nổi tiếng của cả nước. Nếu quyết định theo học nhóm ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng, bạn có thể tham khảo các trường sau:
- Đại học Ngoại thương Hà Nội với mức điểm chuẩn khoảng từ hơn 28 điểm.
- Đại học Kinh tế quốc dân (NEU) – Trường đào tạo khối ngành kinh tế nói chung và logistics nói riêng lớn nhất nhì Việt Nam. Mức điểm chuẩn trung bình qua các năm khoảng 25 điểm trở lên
- Trường Đại học Kinh tế thuộc khối Đại học quốc gia Hà Nội
- Một số trường đại học khác phải kể đến bao gồm: Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Thương mại,…..
Các trường có chất lượng giảng dạy tốt khu vực phía Nam
Mặc dù không được đa dạng về số lượng như khu vực miền Bắc nhưng phần lớn các trường đại học đào tạo lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng ở miền Nam đều đạt chuẩn chất lượng giảng dạy:
- Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (gần đây đã được đổi tên thành đại học UEH). Đây là trường chuyên giảng dạy tất cả các ngành thuộc khối kinh tế với chất lượng được kiểm định ở mức tốt, chương trình học sát với thực tiễn.
- Đại học Kinh tế – Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh (UEF) – Trường đại học tư thục với mức điểm đầu vào tương đối thấp. Tuy nhiên, chất lượng giảng dạy và cơ sở vật chất của trường đã được kiểm định quốc tế QS Stars 4 sao, chương trình học thiết kế song song 2 ngôn ngữ Anh – Việt.
Lời kết
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng nhìn chung là nhóm ngành có tiềm năng phát triển cũng như cơ hội việc làm rất lớn. Nếu quyết tâm theo đuổi lĩnh vực này, trong vài năm sắp tới đây, bạn chắc chắn sẽ có thêm nhiều cơ hội để phát triển kỹ năng chuyên môn cũng như tìm kiếm thêm nhiều cơ hội việc làm.
Recent Comments