Thứ hai, Tháng chín 16, 2024
No menu items!
HomeBlogFOB là gì? Tất tần tật về thông tin FOB trong xuất...

FOB là gì? Tất tần tật về thông tin FOB trong xuất khẩu

FOB là một điều khoản mà bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn trao đổi hàng hóa xuyên quốc gia đều cần phải biết. Vậy thuật ngữ này nghĩa là gì cũng như bản chất của nó và phân biệt điều khoản này với những điều khoản khác như thế nào?

FOB có khái niệm là?

FOB là một điều khoản giao hàng nằm trong Incoterm và được sử dụng rất rộng rãi trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài. Điều khoản này quy định rằng người mua sẽ chịu trách nhiệm sau khi hàng được xếp lên boong tàu còn khi chưa xếp lên trách nhiệm thuộc về người bán.

Ngoài ra ta cũng nên hiểu rõ về International Commerce Terms hay Incoterms, đây là một bộ tập hợp các quy tắc trong thương mại quốc tế về việc giao, nhập hàng. Bộ quy tắc này mang nội dung là quy định về trách nhiệm cũng như quyền hạn của các bên trong một hợp đồng thương mại quốc tế trong đó có FOB. Hiện tại, chúng ta đang áp dụng Incoterms 2010 với 11 điều khoản khác nhau.

Ta còn hiểu thêm một điều nữa đó là lan can tàu chính là ranh giới chuyển giao rủi ro ở trong FOB. Bởi trong quá trình hàng hóa được chuyển từ nước này sang nước khác bằng tàu thì sẽ có một khoảng thời gian vận chuyển trên biển. Khi đó những rủi ro như cướp biển, bão, sóng thần làm hàng hóa tổn thất hoặc mất thì người mua sẽ là người chịu trách nhiệm. 

Điều khoản FOB trong Incoterms 2010 hiện hành
Điều khoản FOB trong Incoterms 2010 hiện hành

Giá FOB bao gồm những gì và tính như thế nào?

Giá FOB là giá tại cửa khẩu tại đất nước của người bán và bao gồm chi phí vận chuyển hàng ra cảng biển, thuế làm thủ tục xuất khẩu, thuế xuất khẩu. Ta nên lưu ý rằng giá sẽ không có chi phí vận chuyển đường biển cũng như chi phí bảo hiểm cho hàng hóa. 

Ta có thể ví dụ như sau: Một doanh nghiệp A tại Việt Nam mua hàng từ Mỹ và nhập khẩu thông qua cảng Hải Phòng. Như vậy, doanh nghiệp sẽ phải trả chi phí vận chuyển, chi phí bảo hiểm của lô hàng.

Cách để tính giá: Giá FOB = Giá hàng hóa + chi phí chuyển hàng lên tàu + chi phí kéo container + phí mở tờ khai hải quan + phí xin giấy chứng nhận (nếu cần) + phí kẹp trì + phí hun trùng kiểm dịch.

Trách nhiệm của người bán, người mua trong FOB

Hiện tại, chúng ta đang sử dụng Incoterms 2010 và hợp đồng FOB trong đó có quy định những trách nhiệm cụ thể của người mua và người bán như dưới đây.

Trách nhiệm thanh toán trong FOB

Ở trách nhiệm này, việc thanh toán ở hai bên mua và bán như sau:

  • Người bán sẽ có nghĩa vụ và trách nhiệm giao hàng lên tàu tại cảng trong nước. Đồng thời cung cấp những hóa đơn thương mại hay là những chứng từ điện tử có giá trị tương đồng, ngoài ra cần cung cấp thêm vận đơn đường biển đề làm bằng chứng.
  • Người mua có nghĩa vụ và trách nhiệm thanh toán những chi phí như tiền hàng, tiền vận chuyển cho người bán cũng như đơn vị vận chuyển như đã ký hợp đồng.
Cách tính giá FOB chuẩn và chính xác nhất
Cách tính giá FOB chuẩn và chính xác nhất

Hợp đồng FOB quy định về giấy phép và thủ tục

Mục này quy định chi tiết về việc người mua cần chuẩn bị gì và người bán cần cung cấp những giấy phép gì như sau:

Về người mua, phải có trách nhiệm chuẩn bị những giấy phép xuất khẩu và hoàn tất các thủ tục hải quan theo quy định hiện hành. Điều này nhằm mục đích đảm bảo lô hàng đó được phép nhập khẩu vào quốc gia của người mua để giao hàng.

Về người bán, khi giao hàng đi cần phải làm các thủ tục xuất khẩu cũng như cung cấp giấy phép xuất khẩu để đảm bảo lô hàng đủ điều kiện xuất ra nước ngoài.

Bảo hiểm và các hợp đồng vận chuyển

Ở mục này trong các điều khoản của FOB, người bán phải chịu những chi phí và những rủi ro có trong hợp đồng khi vận chuyển hàng từ kho đến cảng xuất khẩu. Những rủi ro sẽ kết thúc khi hàng được đưa lên tàu, lúc này người mua sẽ chịu những chi phí và rủi ro trong quá trình vận chuyển.

Với người mua thì phải có trách nhiệm thanh toán những chi phí vận chuyển hàng hóa từ nước ngoài đến giao hàng. Chi phí có thể thay đổi tùy vào thỏa thuận của hai bên. Ngoài ra, người mua không bắt buộc mua hợp đồng bảo hiểm rủi ro cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển nếu không muốn. 

Hợp đồng FOB quy định về giao hàng

Tại quy định này, người bán sẽ phải vận chuyển hàng hóa đến cảng cũng như chịu những chi phí cho tới khi lô hàng được đưa hết lên tàu. Người mua sẽ nhận số hàng của mình khi lô hàng đã cập bến tại cảng.

Về chuyển giao rủi ro và cước phí

Theo FOB quy định ban đầu, rủi ro sẽ có ở người bán gồm những rủi ro về quá trình vận chuyển hàng ra bến cảng cũng như rủi ro chuyển hàng lên tàu. Sau khi hàng lên tàu, rủi ro sẽ được chuyển qua cho người mua, những rủi ro này có thể xảy ra trong quá trình chuyển hàng như gió bão, cướp biển,…

Về cước phí, người mua sẽ trả phần phí vận chuyển hàng từ khi hàng được xếp hết lên boong tàu. Người bán sẽ phải trả những chi phí trước khi hàng hóa lên boong tàu như thuế, hải quan, nâng container,…

Trách nhiệm của người mua, người bán trong FOB
Trách nhiệm của người mua, người bán trong FOB

Quy định của FOB về thông tin người mua

Người mua cần phải cung cấp thông tin cho hải quan nước mình về thông tin hàng hóa cũng như thông tin tàu và cảng. Còn người bán phải có trách nhiệm thông báo hàng đã được chuyển cũng như thông tin về chuyến tàu và cảng chuyển cho người mua.

Về bằng chứng giao hàng theo FOB quy định

Người bán phải có trách nhiệm và nghĩa vụ cung cấp những chứng từ vận chuyển từ kho ra cảng cho người mua làm bằng chứng hàng đã giao. Còn về người mua sẽ cung cấp bằng chứng vận chuyển cho người bán, thường là vận đơn. 

Quy định của FOB về công tác kiểm tra, ký hiệu, đóng gói

Tại quy định này của FOB, người bán phải chi trả toàn bộ những chi phí cho công tác kiểm tra và quản lý chất lượng của lô hàng. Người bán phải thông báo cho người mua nếu hàng hóa thuộc dạng đặc biệt. Người mua sẽ chịu mọi chi phí nêu lô hàng bị kiểm tra bởi hải quan của nước người xuất khẩu.

Một số trách nhiệm khác có trong FOB

Một vài nghĩa vụ khác của người mua chính là trả tiền cho tất cả các chi phí phát sinh khác để có được những chứng từ hàng hóa. Trong khi đó FOB quy định người bán phải hỗ trợ thông tin và chứng từ nhằm đảm bảo việc vận chuyển hàng hóa được đến đúng nơi, đúng lúc.

FOB và CIF giống, khác nhau thế nào?

FOB và CIF là hai thuật ngữ khá phổ biến với những người làm bên xuất nhập khẩu, logistics,…. Thế nhưng phân biệt chúng thế nào là một câu hỏi thường thấy, ta sẽ biết được sự giống và khác của hai thuật ngữ này dưới đây.

Điểm giống

Hai thuật ngữ FOB và CIF biểu thị cho 2 điều khoản nằm trong bộ quy định xuất nhập khẩu thương mại quốc tế Incoterms. Cảng xếp chuyển hàng đi chính là điểm giao sự rủi ro từ người bán sang người mua và người bán sẽ làm những thủ tục hải quan, người mua sẽ làm thủ tục nhập khẩu.

Phân biệt FOB và CIF tránh nhầm lẫn không đáng có
Phân biệt FOB và CIF tránh nhầm lẫn không đáng có

Điểm khác nhau của CIF và FOB

Khi ta so sánh FOB và CIF sẽ có những điểm khác nhau như sau:

  • Về điều kiện giao hàng thì FOB sẽ giao hàng tên tàu, còn điều kiện của CIF là tiền hàng, bảo hiểm và cước tàu.
  • Về phí bảo hiểm, với FOB thì bên bán sẽ không phải chịu trách nhiệm mua phí bảo hiểm. Còn với CIF, bên bán phải chịu trách nhiệm mua bảo hiểm với quy định tối thiểu là 110% giá trị của hàng.
  • Về trách nhiệm thuê tàu: Với CIF, bên bán sẽ là người chịu trách nhiệm thuê tàu chở hàng hóa. Còn với FOB, bên mua sẽ là người chịu trách nhiệm thuê tàu chứ không phải bên bán.
  • Về điểm cuối cùng kết thúc quá trình mua bán hàng thì mặc dù cả FOB và CIF đều có điểm chuyển rủi ro ở lan can tàu hay ở cảng xuất. Tuy nhiên với CIF, bên bán sẽ có trách nhiệm cuối cùng kể từ lúc hàng cập cảng nhập.
  • Chung quy lại, hai điều kiện FOB và CIF đều có những điểm giống cũng như khác nhau. Nếu là một doanh nghiệp, bạn nên tùy thuộc vào từng nhu cầu giao hàng để lựa chọn điều khoản phù hợp, tối ưu cho cả hai bên.

Một số thuật ngữ khác liên quan 

Ngoài FOB ra, còn có một số thuật ngữ khác có liên quan tới điều khoản này mà ta nên biết cũng như cần quan tâm dưới đây.

FOB điểm giao (FOB Shipping Point)

Địa điểm giao hàng trong FOB là lan can tàu. Khi hàng hóa đã chuyển hết lên tàu thì quyền sở hữu cũng như trách nhiệm đối với hàng hóa sẽ được chuyển giao từ người bán sang người mua. Có thể lấy ví dụ như: Một công ty B tại Pháp muốn mua linh kiện lắp ráp từ công ty X tại Việt Nam. Hai bên ký hợp đồng theo những điều khoản của FOB điểm giao hàng. 

Như vậy nếu như trong quá trình hàng di chuyển từ Việt Nam sang Pháp có xảy ra mất mát, tổn thất thì bên công ty của Pháp không có quyền đòi công ty X giao lại. Công ty X của Việt Nam chỉ có trách nhiệm giao hàng đến táu cho người chuyển hàng đúng theo điều khoản FOB điểm giao.

FOB điểm giao và điểm đến - Thuật ngữ cần hiểu rõ
FOB điểm giao và điểm đến – Thuật ngữ cần hiểu rõ

Free On Board điểm đến (FOB Destination)

Ngược lại với điểm giao thì FOB điểm đến sẽ quy định quyền sở hữu cũng như trách nhiệm đối với hàng hóa được chuyển cho người mua khi nào hàng được giao đến cảng nhập của nước người mua. Người bán sẽ chịu trách nhiệm với hàng hóa trong cả quá trình vận chuyển.

Ví dụ như: Công ty B của Pháp mua linh kiện từ công ty X tại Việt Nam và hai bên ký kết hợp đồng FOB điểm đến. Tuy nhiên trong quá trình vận chuyển hàng bên công ty X không giao hàng cho công ty B vì một lý do nào đó. Lúc này công ty B của Pháp có quyền yêu cầu công ty X giao lại hàng và chịu mọi trách nhiệm khi hàng được giao tới tận nơi an toàn cho công ty B.

Đây là một điều khoản rất ít khi được áp dụng với hàng hóa Việt Nam mang đi xuất nhập khẩu. Thường thì hai bên đã ký kết thỏa thuận thì bên bán sẽ cố gắng hoàn thành đơn và giao đến cho bên mua. Ngoài ra điều kiện FOB điểm đến này cũng sẽ dễ nhầm lẫn với CRF nếu như không để ý kỹ.

Kết luận

FOB là một thuật ngữ chỉ điều khoản trong Incoterms mà bất kỳ ai làm việc bên hải quan, xuất nhập khẩu hay logistics đều phải biết. Việc hiểu rõ về điều khoản này sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn được hợp đồng phù hợp và tối ưu lợi nhuận kinh doanh.

Xem nhiều nhất

Recent Comments