CIF có thể được hiểu đơn giản là một trong những phương thức giao nhận và vận chuyển hàng hóa quốc tế thông qua dịch vụ của nhiều doanh nghiệp khác nhau. Những doanh nghiệp này đa phần sẽ hoạt động trong ngành vận tải biển hoặc vận tải hàng hóa theo đường hàng không. Bạn đã biết có bao nhiêu phương thức giao nhận hàng quốc tế hay chưa theo dõi ngay để cập nhật nhé!
CIF được định nghĩa là gì?
CIF chỉ là một trong nhiều dịch vụ khác có phương thức hoạt động dựa theo những nguyên tắc cơ bản có trong Incoterms. Cụm từ này cũng được cấu tạo từ 3 thành phần ghép lại đó là C trong Cost, I trong Insurance và cuối cùng là F trong Freight.
Để có thể hiểu rõ được khái niệm của CIF là gì thì trước hết chúng ta phải nắm được thuật ngữ có tên là Incoterms.. Thuật ngữ này có nguồn gốc được xuất phát từ 3 từ trong tiếng Anh ghép lại đó là International Commerce Terms dịch ra là tập hợp những bộ quy tắc chung về dịch vụ thương mại quốc tế. Trong đó Incoterm sẽ có đầy đủ những nội dung, điều khoản hay những quy định liên quan đến hợp đồng giao dịch giữa hai bên mua và bán.
Như vậy khi sử dụng dịch vụ vận chuyển term CIF người bán hàng sẽ quan tâm đến: Giá trị tiền hàng, Bảo hiểm hàng hóa và Cước phí vận tải. Trong đó quy định có nói rõ về nghĩa vụ của bên bán hàng là phải có trách nhiệm khai báo hải quan, làm thủ tục bốc xếp hàng lên tàu hay máy bay và cuối cùng là chi trả toàn bộ chi phí quá trình vận chuyển hàng hóa đến khi bàn giao cho bên mua.
Khái niệm về CIF trong thao tác chuyển giao rủi ro
Trong những điều khoản được quy định ở khái niệm của Incoterm có ghi rõ về thao tác chuyển giao rủi ro khi sử dụng Term CIF là hình thức vận chuyển hàng hóa đi quốc tế. Chúng ta cần phải hiểu cụm từ rủi ro ở đây được mô tả công đoạn hàng hóa trong quá trình chờ bốc dỡ ở cảng và hành trình di chuyển của chuyến tàu với hải trình nhiều tuần lênh đênh trên biển.
Khác với hình thức FOB thì khi hai bên thỏa thuận vận chuyển hàng hóa theo mô hình của CIF thì người bán là đơn vị đứng ra chi trả số tiền bảo hiểm bao gồm nhiều thủ lục liên quan. Khi hàng hóa được vận chuyển đi nhờ vào số chứng từ bên bán cung cấp mà có vấn đề gì liên quan đến thất lạc hay hư hỏng bên mua có thể được hưởng quyền lợi từ dịch vụ của công ty kinh doanh bảo hiểm vận tải.
Sau khi bên bán chi trả tiền phí bảo hiểm cho công ty thì lúc này coi như rủi ro về lô hàng đã được bên bán chuyển giao cho bên phía đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm hàng hóa. Chính vì thế nhờ vào khái niệm chuyển giao rủi ro khi sử dụng hình thức vận chuyển CIF mà quyền lợi giữa 2 bên được đảm bảo công bằng khi có sự can thiệp của bên thứ 3 đứng ra bảo lãnh.
Giữa bên bán và bên mua có trách nhiệm gì cụ thể?
Ở phần nội dung trên chúng ta đã tìm hiểu sơ qua về khái niệm của CIF và thao tác chuyển giao rủi ro giữa bên bán và đơn vị vận chuyển. Để có thể tìm hiểu sâu hơn về giao thức vận chuyển này chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu giữa bên bán và bên mua sẽ có những trách nhiệm nào cần được đảm bảo từ đó có thể lấy những trách nhiệm này làm nền tảng để xử lý những trường hợp ngoài ý muốn xảy ra giữa 2 bên trong CIF.
Cung ứng hàng hóa tại địa điểm vận chuyển CIF
Bên bán sau khi đã thỏa thuận cung ứng hàng hóa cho bên mua sẽ có nghĩa vụ cung ứng hàng đến địa điểm vận chuyển trong đó tùy theo mô hình của công ty mà địa điểm vận chuyển ở đây có thể là cảng biển hoặc sân bay. Ngoài ra bên bán còn cung cấp rất nhiều giấy tờ và chứng từ của lô hàng cho bên cơ quan có chức năng kiểm tra bao gồm cả vận đơn đường biển hay thương mại dịch vụ CIF.
Hoàn thành đầy đủ giấy phép CIF và thủ tục cần thiết
Nghĩa vụ hoàn thành đầy đủ giấy phép và thủ tục về CIF cần thiết trong môi trường vận tải quốc tế để cơ quan kiểm tra được thực hiện đồng bộ giữa 2 bên, trong đó:
- Bên bán sẽ phải cung cấp giấy phép đồng ý xuất khẩu, giấy cho phép ủy quyền từ cơ quan nơi sản xuất cung ứng lô hàng
- Bên mua sẽ phải hoàn thành thủ tục cho phép lô hàng được thông quan chính ngạch bao gồm cả giấy cấp phép nhập khẩu CIF hàng hóa quốc tế
Thực hiện hợp đồng vận chuyển và cơ chế bảo hiểm CIF
Trong quá trình sử dụng phương thức vận chuyển mô hình CIF bắt buộc phải tích hợp cơ chế bảo hiểm vào từng lô hàng trong đó nghĩa vụ của 2 bên sẽ được mô tả như sau:
- Bên bán là đơn vị đứng ra làm hợp đồng CIF với công ty bảo hiểm trong từng điều khoản và phải chi trả hoàn toàn chi phí bảo hiểm cho lô hàng xuất khẩu
- Bên mua sẽ không có nghĩa vụ làm hợp đồng bảo hiểm với lô hàng nhập khẩu mà chỉ thực hiện làm thủ tục thông quan và kiểm tra hàng
Quy định CIF về giao nhận hàng giữa 2 bên sử dụng dịch vụ
Trong các điều khoản về nguyên tắc giao và nhận hàng hóa giữa 2 bên đã đề cập đến người bán là bên có nghĩa vụ cung ứng hàng hóa của bên mua tại nơi chuyên dụng để vận chuyển quốc tế. Còn người mua theo đúng nguyên tắc của CIF là sẽ tiến hành nhận hàng tại cảng quốc tế để tiếp tục thực hiện các bức thông quan và thanh toán chi phí tiền hàng cho bên đối tác theo điều khoản hợp đồng.
Thao tác chuyển giao rủi ro CIF cần thực hiện
Trong các phương thức vận chuyển của CIF sẽ có những rủi ro tồn tại như hàng hóa được bốc dỡ lên tàu, hàng hóa trải qua chuyến hải trình dài ngày và cuối cùng hàng hóa cập cảng. Lúc này thao tác chuyển giao rủi ro sẽ được bàn giao lại cho bên đặt mua hàng hóa. Để có thể hạn chế những thiệt hại không đáng có thì bên thứ 3 sẽ thông qua dịch vụ bảo hiểm CIF để trở thành một khâu trong chuyển giao rủi ro.
Thanh toán cước phí CIF vận chuyển quốc tế
Vấn đề thanh toán cước phí vận chuyển hàng quốc tế đã được quy định rõ trong CIF như sau:
- Bên bán sẽ đứng ra chịu những chi phí CIF bao gồm phí bốc dỡ hàng hóa lên tàu, phí dỡ hàng khi hạ cảng, phí khai báo hải quan, phí bảo hiểm rủi ro và rất nhiều khoản phí khác liên quan đến xuất khẩu.
- Bên mua sẽ có nghĩa vụ thanh toán những khoản phát sinh yêu cầu thêm cho chuyến hàng của mình, thanh toán thuế nhập khẩu hàng với cơ quan nhà nước, hoàn thành các thủ tục khác để lô hàng thông quan hợp pháp nếu chọn CIF.
Kiểm tra hàng hóa và xuất chứng từ liên quan CIF
Theo đó CIF quy định bên bán sẽ bàn giao lại số chứng từ gốc khi toàn bộ số hàng đã được bốc lên tàu và bên mua sẽ nhận được số chứng từ này tùy theo thỏa thuận giữa 2 đơn vị sử dụng dịch vụ.
Ngoài ra khi kiểm hàng thì bên bán sẽ thanh toán chi phí CIF này trong các khâu như kiểm tra chất lượng, hình thức đóng gói hàng hóa. Bên cạnh đó còn một chi phí rất quan trọng đó là công tác kiểm dịch bắt buộc tại các cửa khẩu quốc tế.
Phương thức CIF và FOB dùng trong trường hợp nào?
Trên cơ bản cả 2 term CIF và term FOB đều đang được sử dụng rất phổ biến cho công tác vận tải hàng hóa đi quốc tế hiện nay. Vậy trường hợp nào nên sử dụng CIF hay nên sử dụng FOB? Câu trả lời sẽ có trong phần nội dung tiếp theo giới thiệu những trường hợp ưu tiên sử dụng dịch vụ vận chuyển quốc tế phù hợp.
Trường hợp ưu tiên sử dụng term CIF
Những điểm lợi thế khi doanh nghiệp sử dụng hình thức CIF trong vận tải hàng hóa quốc tế có thể được kể đến như:
- Mô hình CIF này được thiết kế hoạt động tối ưu cho những doanh nghiệp có quy mô số vốn ở mức tương đối
- Bên bán có nghĩa vụ làm việc trực tiếp với đơn vị vận chuyển hàng hóa
- Không muốn phức tạp trong khâu chuẩn bị giấy tờ thông quan 2 phía
Trường hợp ưu tiên sử dụng term FOB
Những điểm lợi thế khi doanh nghiệp sử dụng hình thức FOB so với CIF trong vận tải hàng hóa quốc tế có thể được kể đến như:
- Ưu tiên sử dụng hình thức này là những doanh nghiệp có số vốn lớn
- Thương hiệu lâu năm trong lĩnh vực của mình
- Làm việc trực tiếp với bên vận chuyển cho phép chủ động được thời gian và giá cả lô hàng sẽ dùng FOB thay vì CIF.
Sự khác biệt với phương thức FOB
Sử khác biệt dễ nhận thấy nhất từ ký hiệu viết tắt của 2 phương thức CIF và FOB. Trong đó CIF bao gồm giá trị hàng hóa, chi phí bảo hiểm và cước vận chuyển tàu. Đôi với phương thức FOB bên bán sẽ chỉ giao hàng lên tàu là hoàn thành trách nhiệm đối với lô hàng đã giao.
Đối với trách nhiệm của 2 bên trong việc làm hợp đồng với công ty vận chuyển được so sánh như sau:
- CIF: Bên bán sẽ có trách nhiệm tìm kiếm đơn vị vận chuyển hàng quốc tế trong khi đó người mua chỉ việc đợi hàng về để làm thủ tục thông quan
- FOB: Bên bán chỉ có nhiệm giao hàng tại cảng còn bên mua sẽ chịu hoàn toàn chi phí vận chuyển do đặt tàu lấy hàng ở cảng quốc tế khác
Tương tự như khâu tìm kiếm đơn vị vận chuyển thì chi phí để đảm bảo an toàn cho lượng hàng hóa sẽ có những khác biệt như sau:
- CIF: Bên bán sẽ trực tiếp làm việc với công ty bảo hiểm để hàng có có thể thuận lợi xuất khẩu
- FOB: Bên mua sẽ là người đứng ra chi trả tiền dịch vụ bảo hiểm trong khi đó người bán sau khi bàn giao hàng có thể ra về
Lời kết
Trên đây là tất cả những gì liên quan đến khái niệm CIF ứng dụng trong quy trình vận chuyển hàng hóa đi quốc tế. Hy vọng thông qua những kiến thức CIF đã được chia sẻ ở trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các khâu trong công tác xuất và nhập khẩu hàng hóa.
Recent Comments