Thứ Bảy, Tháng Chín 7, 2024
No menu items!
HomeXuất nhập khẩuChiết khấu và tầm quan trọng to lớn trong kinh doanh

Chiết khấu và tầm quan trọng to lớn trong kinh doanh

Mặc dù khái niệm chiết khấu nghe rất quen thuộc, đặc biệt là đối với những người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh. Thế nhưng, có rất nhiều người không thực sự hiểu hết về nó cũng như những công thức tính toán. Bài viết này của chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin quan trọng để bạn có thể giải quyết được một cách nhanh nhất vấn đề này.

Tìm hiểu chung về chiết khấu

Hình thức chiết khấu thường được người tiêu dùng ưa thích bởi nó đem lại cho họ những sản phẩm chất lượng với mức giá hời. Đồng thời, nó cũng mang lại hiệu quả nhanh chóng cho doanh nghiệp trong việc bán hàng và tăng doanh thu.

Khái niệm chiết khấu 

Chiết khấu, hay còn gọi là Discounting – là một loại hình marketing được người bán hay các chủ doanh nghiệp áp dụng một cách khéo léo vào lĩnh vực kinh doanh. Nhằm mục đích đẩy tăng doanh số bán hàng qua các hình thức giảm giá niêm yết một sản phẩm với một tỷ lệ phần trăm nhất định. 

Ngày nay, chiết khấu dần được sử dụng linh hoạt và phổ biến với nhiều hình thức khác nhau như: Chiết khấu mua – bán hàng, giảm giá nhân dịp sinh nhật hay các dịp tri ân khách hàng, hình thức này dành cho khách sỉ và các khách hàng trung thành,…

Chúng ta có thể thấy một minh chứng điển hình cho việc chiết khấu ngày càng trở nên phổ biến trên thị trường hiện nay. Khách hàng Việt Nam thường có tâm lý thích săn sale và mua các mặt hàng giảm giá. Đó có thể là những mặt hàng mà họ không có ý định mua ban đầu, nhưng vì mức giá được chiết khấu của nó, họ sẽ nhanh tay mua mà không ngần ngại. 

Điều này càng đặc biệt và phổ biến hơn đối với những mặt hàng có mức giảm giá lên tới 50-80%. 

Khái niệm về chiết khấu 
Khái niệm về chiết khấu

Mức chiết khấu là gì?

Mức giảm này là một khoản được giảm cụ thể, nhất định mà người bán sẽ đưa ra cho khách hàng của mình trên tổng giá trị một đơn hàng, nhằm kích thích sự ham muốn mua hàng. 

Tuy nhiên, không phải có thể tùy ý đưa ra một mức giảm theo sở thích. Mà điều này hoàn toàn phụ thuộc vào giá thành của sản phẩm, làm thế nào để có thể đáp ứng được 2 yếu tố: vừa bán được nhiều hàng vừa có lợi nhuận, đem lại doanh thu cao trong quá trình kinh doanh.

Tỷ lệ chiết khấu là gì?

So với thuật ngữ mức chiết khấu thì tỷ lệ của nó phức tạp hơn nhiều và đòi hỏi người bán phải tính toán kỹ càng, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: vốn, chi phí đầu tư phải bỏ ra, lãi vay vốn ngân hàng (nếu có) hay sự lạm phát của đồng tiền,…

Mỗi ngành nghề đều sẽ có một tỷ lệ này khác nhau, điều đó được cụ thể như sau:

  • Trong lĩnh vực kinh doanh, tỷ lệ mức giảm được tính tương đương với số chi phí vốn đã bỏ ra.
  • Ngoài ra, đối với lĩnh vực kinh doanh thương mại, tỷ lệ mức giảm tính theo tỷ lệ các giảm giá, ưu đãi và khuyến mãi của người bán dành cho người tiêu dùng.
  • Đối với các lĩnh vực liên quan đến vấn đề đầu tư, tỷ lệ này phụ thuộc vào bình quân vốn, kèm theo đó là khả năng sinh lời từ phi vụ đầu tư đó.

Phân loại hình thức chiết khấu

Hình thức này rất phổ biến và có nhiều hình thức giảm khác nhau được các doanh nghiệp áp dụng. Dưới đây là những loại giảm giá thông dụng nhất mà bạn cần biết khi muốn áp dụng vào các sản phẩm, dịch vụ mà mình đang sở hữu.

Chiết khấu với mức khuyến mãi

Mức giảm khuyến mãi, hay còn gọi là giảm giá mặt hàng, thuật ngữ này chỉ một khoản chi mà người bán đưa ra để thu hút sự chú ý, kích thích quá trình mua hàng của người tiêu dùng. Ngoài ra, nó cũng là một kỹ thuật được áp dụng rất hữu ích, nhiều doanh nghiệp khi áp dụng hình thức này đã để lại nhiều phản hồi tích cực về số lượng khách hàng mua.

Trong thanh toán hóa đơn

Chiết khấu trong thanh toán hóa đơn là khoản tiền mà người bán sẽ mức giảm cho người mua nếu họ thanh toán sớm hoặc theo đúng hẹn, không vi phạm hợp đồng. Dựa trên số tiền trong hóa đơn thanh toán, người bán có thể đưa ra các mức giảm phù hợp dành cho khách hàng. 

Điều này giúp người bán tạo được niềm tin và kích thích sự quan tâm của khách hàng. Đây cũng là yếu tố quan trọng quyết định khách hàng có quay lại với thương hiệu lần nữa không.

Chiết khấu trong thanh toán
Chiết khấu trong thanh toán

Thương mại, số lượng

Đây là mức giảm mà khách hàng sẽ được nhận khi mua đúng với số lượng mà người bán đặt ra. Đồng thời, mức giảm thương mại tương đối lớn và gây kích thích mua hàng số lượng lớn dành cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, đối tượng hướng tới mức giảm này là các nhà phân phối, cửa hàng tạp hóa hay các đại lý,…tùy vào quy mô bán hàng mà có những mức khác nhau.

Hai cách tính thường được sử dụng

Dưới đây là hai công thức tính mức giảm thông dụng nhất mà bạn có thể áp dụng vào các sản phẩm và dịch vụ của mình khi đã có hiểu biết về chiết khấu. Cách tính đơn giản như sau.

Công thức tổng quát

Tính chính xác và sự khách quan mà nó đem lại khiến cho ngày càng có nhiều doanh nghiệp áp dụng. 

  • Xác định tỷ lệ phụ thuộc vào chi phí vốn để đảm bảo lợi nhuận.
  • Tích của giá bán với tỷ lệ mức giảm là tỷ lệ phần giảm giá chiết khấu.
  • Cuối cùng, hiệu giữa giá gốc và phần trăm giảm giá là kết quả mức giảm có được.

Tính nhẩm

Tuy là phương pháp tính mức giảm bán hàng nhanh nhất, không cần sử dụng máy tính nhưng đòi hỏi người bán phải có khả năng tính toán chính xác để đưa ra những con số nhanh nhất cho khách hàng. Phương pháp này sẽ hiệu quả đối với các tỷ lệ giảm có đuôi là 0 hoặc 5. 

Hai cách tính thường được sử dụng
Hai cách tính thường được sử dụng

Tính tỷ lệ phần trăm

Cách tính tỷ lệ phần trăm của một sản phẩm, dịch vụ được quy đổi tương ứng dưới giá trị trên 100. Để tính được phần trăm chiết khấu, bạn có thể thực hiện các bước sau vô cùng đơn giản: trừ giá sau với giá trước khi chiết khấu. Chia số này cho giá trước giảm và nhân kết quả nhận được với 100.  Kết quả cuối cùng thu được chính là phần trăm giảm cần tìm.

Lợi ích chiết khấu đem lại trong kinh doanh

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trên thị trường kinh doanh như hiện nay, cách áp dụng giảm sẽ là cơ sở của một chiến lược marketing mà doanh nghiệp có thể cải thiện doanh thu được nhanh nhất. Bởi trong một giai đoạn kinh doanh nhất định, doanh nghiệp sẽ dễ dàng chiếm được cảm tình với người tiêu dùng khi giảm tỷ lệ chiết khấu.

Người tiêu dùng luôn là những người cũng thích mua được đồ rẻ nhất nhưng lại chất lượng rất tốt. Chính vì thế, khi giảm tỷ lệ chiết khấu, lượng hàng hóa và dịch vụ của bạn có thể bán ra ngoài trong khoảng thời gian ngắn với một số lượng lớn. Từ đó làm tăng mức độ nhận diện thương hiệu của công ty, khiến công ty có thể tìm được nhiều nguồn khách hàng tiềm năng hơn.

Mặt trái mà chiết khấu đem lại

Mặc dù việc áp dụng giảm giá đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh, tuy nhiên đó không phải là phương pháp có thể áp dụng lâu dài. Một số hạn chế mà hình thức này đem lại cho doanh nghiệp phải kể đến như dưới đây.

Mất niềm tin từ khách hàng

Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Vì thế, doanh nghiệp không nên sử dụng chiết khấu giảm giá quá cao và thường xuyên áp dụng vào nhiều lần liên tiếp.

Tâm lý của khách hàng đa số đều rất quan tâm và hứng thú với những mức chiết của doanh nghiệp. Nhưng không phải lúc nào chiết khấu cũng mang lại hiệu quả mà ngược lại, nó còn phản tác dụng. Gây nên sự mất tin tưởng vào sản phẩm đến từ khách hàng, thậm chí họ sẽ dành những thái độ không tốt cho doanh nghiệp.

Từ điều trên, khiến nảy sinh các vấn đề do hàng hóa không chất lượng, sát ngày hết hạn, hàng lỗi hay do nhiều vấn đề từ doanh nghiệp do bán giá cao nhưng cố tình tính giá giảm để thu hút khách hàng. 

Làm mất niềm tin từ khách hàng
Làm mất niềm tin từ khách hàng

Gây nên cảm giác nhàm chán

Việc sử dụng giảm giá trong kinh doanh là vô cùng quan trọng, tuy nhiên về mặt lâu dài sẽ tạo sự nhàm chán cho khách hàng vì không có thích thay đổi mới mẻ. Cùng với đó, nếu bạn áp dụng trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng thâm hụt ngân sách, thậm chí là lỗ vốn nặng.

Không những vậy khách hàng sẽ dần dần nghi ngờ về chất lượng sản phẩm và mất đi niềm tin. 

Lạm dụng chiết khấu là nên hay không nên

Tuy có nhiều lợi ích và lý do khiến doanh nghiệp của bạn nên áp dụng việc giảm giá, nhưng nếu như tỷ lệ này được giảm quá mức nó sẽ phản tác dụng. Điều này tác động trực tiếp đến nguồn vốn cũng như các hoạt động liên quan đến đầu tư của doanh nghiệp.

Ở trên thị trường hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chịu lỗ để có thể tạo được thương hiệu cá nhân nhưng cũng không kém những công ty lớn phải phá sản do lỗ quá nhiều. Và nguyên nhân hầu hết đều do giảm tỷ lệ mức giảm xuống thấp với số vốn bỏ ra.

Kinh nghiệm áp dụng hiệu quả

Để áp dụng mức giảm giá chiết khấu và đem lại nhiều hiệu quả nhất, hãy sử dụng giảm giá mà không hề làm giảm đi giá trị sản phẩm. Việc đồng bộ giữa tỷ lệ giảm giá và giá trị sản phẩm luôn là một vấn đề được rất nhiều chủ doanh nghiệp quan tâm.

Tập trung vào giá trị sản phẩm tăng sự uy tín của doanh nghiệp. Các chủ doanh nghiệp cần cân nhắc và nắm bắt rõ được giá trị thực của sản phẩm để có thể đưa ra được một mức giảm cân bằng mà không làm mất đi giá trị sản phẩm.

Đồng thời, hãy tìm hiểu và nắm bắt tâm lý khách hàng tập trung đúng vào yêu cầu mà khách hàng mong muốn. Điều này giúp doanh nghiệp sẽ có được một công cụ giúp khách hàng quyết định xuống tiền nhanh hơn.

Kinh nghiệm áp dụng hiệu quả
Kinh nghiệm áp dụng hiệu quả

Kết luận

Chiết khấu là thuật ngữ nhất định phải biết nếu bạn có ý định làm kinh doanh. Nó sẽ giúp bạn không những thu hút được khách hàng mà còn có được những tệp khách hàng tiềm năng. Vậy qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã trang bị cho mình một kiến thức mới quan trọng rồi.

Xem nhiều nhất

Recent Comments