Thứ tư, Tháng Một 15, 2025
No menu items!
HomeBlogSCM là gì? Cách để ứng dụng SCM vào trong doanh nghiệp

SCM là gì? Cách để ứng dụng SCM vào trong doanh nghiệp

SCM là thuật ngữ chuyên ngành chẳng mấy xa lạ đối với các nhà quản trị hiện nay. Doanh nghiệp nào muốn hoạt động trơn tru, hiệu quả từ khâu đầu vào cho đến quá trình sản phẩm đến tay người tiêu dùng thì cũng phải tìm hiểu xây dựng hệ thống SCM hoàn chỉnh. Khái niệm cụ thể và tầm quan trọng của nó sẽ được đưa đến đầy đủ qua những thông tin trong bài viết bên dưới, nếu như bạn đang quan tâm thì hãy đón đọc lần lượt nhé.

Chi tiết hóa về thuật ngữ SCM là gì?

SCM được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh Supply Chain Management (có nghĩa là Quản trị chuỗi cung ứng). Ở đây chuỗi cung ứng chính là một hệ thống có tuần tự các quy trình tổ chức và con người, hoạt động, các nguồn lực, các thông tin dùng cho việc vận chuyển sản phẩm dịch vụ từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp và từ doanh nghiệp đến thị trường người tiêu dùng.

Vậy thì quản trị chuỗi cung ứng SCM chính là tổng hợp hoạt động quản trị liên quan đến chuỗi cung cứng, bao gồm từ việc lập kế hoạch và quản lý vận chuyển, tìm nguồn hàng cung ứng cho sản xuất, thu mua, vận chuyển. Cuối cùng kết thúc SCM sẽ là phân phối đầu ra của sản phẩm đến khách hàng tổ chức hay cá nhân.

Như vậy các hoạt động cụ thể thường gặp của SCM là tìm kiếm nhà cung ứng cho doanh nghiệp → vận chuyển nguyên liệu đến nhà máy phục vụ quá trình sản xuất → sản xuất sản phẩm theo chức năng hoạt động doanh nghiệp → đưa đến các trung gian phân phối và tới nơi tiêu thụ của người tiêu dùng cuối cùng.

SCM - Quản trị chuỗi cung ứng mang ưu thế vượt trội cho doanh nghiệp
SCM – Quản trị chuỗi cung ứng mang ưu thế vượt trội cho doanh nghiệp

Giữa SCM và LOGISTIC có những sự khác nhau căn bản

Thực tế chúng đều liên quan đến chuỗi cung ứng cho nên không ít người nhầm lẫn giữa hai khái niệm nay, cho rằng chúng tương đồng, thậm chí là có thể thay thế được cho nhau. 

Vậy nhưng sự thật thì không phải như vậy, hoạt động Logistic chỉ là một mảng nhỏ nằm trong SCM – Supply Chain Management. Thường thì hoạt động Logistic liên quan đến hoạt động đơn lẻ của một tổ chức/ doanh nghiệp còn SCM thì là mạng lưới lớn hơn, liên kết giữa các doanh nghiệp cùng làm việc và liên quan đến nhau trực tiếp.

Logistics truyền thống với sự tập trung vào các hoạt động chính như thu mua, quản lý hàng trong kho và phân phối đến các đầu mối. Trong khi đó SCM ngoài việc bao hàm logistic nó sẽ có thêm các hoạt động liên quan đến marketing, phát triển và quảng bá sản phẩm mới, vấn đề tài chính doanh nghiệp và các dịch vụ khách hàng đi kèm.

Chính vì thế quản lý logistic cũng là một hoạt động nằm trong chuỗi quản lý cung ứng SCM. Ở đây, vai trò của nhà quản trị được mở rộng hơn, họ phải tìm cách giúp cho dòng chảy sản xuất, tiêu thụ hàng hóa hoạt động một cách trơn tru và hiệu quả nhất.

Chuỗi cung ứng có ảnh hưởng quan trọng với doanh nghiệp

Chuỗi cung ứng SCM trong thời đại hiện nay được biết đến với vai trò đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến gần như toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Hoạt động quản trị SCM của doanh nghiệp được thực hiện tốt đồng nghĩa với việc công ty xây dựng được một vị thế chiến lược trên thị trường, có nhiều cơ hội để phát triển hơn trong tương lai.

Quản trị SCM tốt cũng giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu được những chi phí không cần thiết, giảm thiểu lượng hàng tồn kho mà vẫn đảm bảo cung cấp kịp thời với những đơn hàng của doanh nghiệp, do đó khả năng quay vòng vốn cũng tốt hơn nhiều. Vì thế điểm mấu chốt cuối cùng được đưa ra là nó giúp cho doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận lên cao hơn. SCM cũng chính là mục tiêu hàng đầu mà các nhà quản trị doanh nghiệp hướng đến.

Tìm hiểu về cấu trúc của SCM

Cấu trúc SCM được đưa ra ở đây với 3 chủ thể chính bao gồm nhà cung cấp, doanh nghiệp sản xuất. Nhà cung cấp chỉ đến những doanh nghiệp tập trung vào buôn bán và cung ứng các sản phẩm là nguyên vật liệu đầu vào cho các quy trình sản xuất kinh doanh SCM tại nhiều nhà máy.

Đơn vị sản xuất SCM ở đây chính là doanh nghiệp tiếp nhận từ nguồn nguyên liệu đầu vào, qua quá trình hoạt động sản xuất cho ra sản phẩm đầu ra cuối cùng, hướng tới mục tiêu bán cho khách hàng tiêu dùng. Khách hàng trong cấu trúc SCM chính là đối tượng được doanh nghiệp hướng đến, là người sẽ tiêu thụ những sản phẩm được tạo ra bởi doanh nghiệp sản xuất.

Cấu trúc SCM thực tế không có gì phức tạp khi tìm hiểu
Cấu trúc SCM thực tế không có gì phức tạp khi tìm hiểu

Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng với cấu thành cơ bản

Thành phần cơ bản hình thành nên hệ thống SCM bao gồm 4 yếu tố cốt lõi là sản xuất, vận chuyển, tồn kho và định vị không gian.

Yếu tố sản xuất trong hệ thống SCM

Ở trong giai đoạn này, doanh nghiệp cần phải hoạch định rõ ràng những hoạt động cần thực hiện và cách thức triển khai nó như thế nào, thời gian bao giờ thì tiến hành. Thường thì việc xác định SCM sẽ phải dựa vào sự tham vấn của các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, làm sao để cho ra thị trường đủ số lượng đáp ứng nhu cầu nhưng không gây tồn kho, lãng phí nguyên liệu, tiền của.

Yếu tố vận chuyển quan trọng cực kỳ trong hệ thống

Thật vậy, hệ thống SCM với yếu tố vận chuyển đóng góp vai trò quan trọng dẫn đến sự thành công của doanh nghiệp. Hiện tại, hàng hóa trên thị trường được vận chuyển thông qua những hình thức chủ yếu như sau:

  • Vận chuyển hàng thông qua đường bộ: Hình thức này có ưu điểm và lợi thế lớn đó là khối lượng và chủng loại hàng được vận chuyển là rất lớn, chi phí tính ra cũng vừa phải nếu so sánh với nhiều kênh vận chuyển khác. Nó đặc biệt phù hợp đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vận chuyển với khoảng cách không quá xa. Nếu như đối với những đơn vị ở quá xa nhau thì hình thức vận chuyển này bộc lộ hạn chế rõ ràng về thời gian.
  • Vận chuyển thông qua đường biển: chi phí tương đối tiết kiệm nhưng địa điểm nhận hàng hạn chế vì cần những khu vực có cảng biển mới được.
  • Vận chuyển bằng đường sắt cũng giúp tối ưu về mặt chi phí, tuy nhiên địa điểm giao nhận hàng bị hạn chế và không linh hoạt được.
  • Vận chuyển bằng đường hàng không có ưu điểm về độ nhanh chóng và tiện lợi, có thể chuyển hàng hóa đi nhiều nơi. Tuy nhiên, chi phí tính ra rất cao.
  • Vận chuyển hàng qua đường điện tử: giới hạn nhỏ trong một số mặt hàng liên quan đến công nghệ như âm thanh, tập tin, file dữ liệu, hình ảnh….
  • Đối với vận chuyển đường ống SCM tỏ ra cực kỳ hữu hiệu đối với các chất lỏng và khí đốt. Thế nhưng chi phí lắp đặt vận hành và sửa chữa lại không hề nhỏ.

SCM có liên quan đến vấn đề tồn kho 

Vấn đề tồn kho luôn luôn phải được quan tâm và đánh giá chi tiết bởi vì tăng tồn kho đồng nghĩa với chi phí quản lý, chi phí tồn kho tăng lên, có nghĩa rằng doanh thu và lợi nhuận sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên nếu giảm thiểu lượng tồn kho ở mức quá thấp thì không đảm bảo sẵn sàng giao hàng và phục vụ trong một vài tình huống gấp.

Vấn đề này cũng khiến doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ đến bù thiệt hại do vi phạm hợp đồng. Vì thế quản trị SCM cần quan tâm đặc biệt vấn đề tồn kho để hạn chế rủi ro. 

Yếu tố định vị không gian trong hệ thống SCM

Doanh nghiệp lựa chọn áp dụng hệ thống SCM trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có sách lược kiểm soát và định vị được nơi cung cấp nguyên liệu đầu vào. Như vậy thì mới tiến tới việc đảm bảo được chất lượng cho những thành phẩm được tạo ra, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa và làm tăng sự hài lòng của khách hàng.

Hệ thống SCM gồm có sản xuất - vận chuyển- tồn kho- định vị nguyên liệu
Hệ thống SCM gồm có sản xuất – vận chuyển- tồn kho- định vị nguyên liệu

4 yếu tố tạo nên chuỗi cung ứng toàn diện

Như đã nêu ra về thành phần của chuỗi SCM ở mục bên trên, muốn tạo ra được chuỗi cung ứng toàn diện, doanh nghiệp cần phải đảm bảo các hoạt động của từng yếu tố này được diễn ra thuận lợi và thông suốt. Trong quản lý sản xuất SCM cần phải theo dõi cụ thể những nguyên liệu đầu vào đạt chuẩn, quy trình sản xuất theo những quy định được đề ra, đóng gói, lưu kho một chiều để đạt sự thuận tiện nhất.

  • Vấn đề hàng tồn kho SCM cần phải tính toán và kiểm soát đến chu kỳ, cân đối tồn kho hợp lý theo từng mùa vụ, tăng giảm số lượng hàng an toàn và đảm bảo áp dụng triệt để first in – first out.
  • Đối với địa điểm kho bãi, địa điểm giao hàng SCM và các yếu tố cấu thành cần phải tính toán sao cho tiết kiệm và hiệu quả nhất, tiến đến giảm chi phí, giảm giá thành để nâng cao tỷ lệ hàng bán ra, tiến tới tăng lợi nhuận đáng kể cho doanh nghiệp.
  • Trong vận chuyển của SCM tùy thuộc vào vị trí, khoảng cách giữa các địa điểm bao xa và đặc thù của loại hàng hóa doanh nghiệp kinh doanh là gì để đi đến lựa chọn hình thức vận chuyển vừa thuận tiện vừa tiết kiệm.
Muốn có chuỗi cung ứng toàn diện cần lưu ý đến tất cả các yếu tố liên quan
Muốn có chuỗi cung ứng toàn diện cần lưu ý đến tất cả các yếu tố liên quan

Chuỗi cung ứng hiệu quả được xây dựng như thế nào

Quản lý chuỗi cung ứng SCM là một quy trình đòi hỏi phải tập trung vào vấn những vấn đề cốt lõi đồng thời thì mới đem đến sự phát triển hiệu quả và toàn diện được.

Bạn cần phải có một định hướng nhìn nhận SCM toàn diện

Quản lý chuỗi cung ứng SCM cần bạn quan tâm nhiều hơn, không chỉ những yếu tố về thông tin bán hàng và tồn kho mà phải có những công nghệ dự báo chính xác để cho ra những thông số chi tiết, quan trọng phục vụ cho quá trình quản trị doanh nghiệp hiệu quả.

Không thể chậm hơn xu hướng SCM trong ngành

Thực tế thì quy trình quản lý chuỗi cung ứng đối với mỗi ngành nghề khác nhau sẽ không trùng lặp và luôn luôn biến đổi qua thời gian. Vì thế, nhà quản trị doanh nghiệp cũng phải nắm bắt kịp thời, đi cùng xu hướng SCM của ngành nghề thì mới cho ra được chiến lược kinh doanh hiệu quả, đem về nhiều lợi nhuận.

Cần tìm hiểu rõ USP của SCM trong đơn vị

Cần phải định vị rõ ràng được vị thế doanh nghiệp và nắm vững các yêu cầu tối thiểu để trở thành sự lựa chọn tối ưu đối với khách hàng. Từ đó nhà quản trị SCM sẽ giúp doanh nghiệp đi đúng hướng phát triển trong tương lai.

Quản lý SCM phải đi kèm với quản trị rủi ro

Điều này có nghĩa là nhà quản trị doanh nghiệp phải xác định và lường trước những yếu tố rủi ro đi kèm với hoạt động quản trị chuỗi cung ứng SCM. Từ đó đi đến vận hành các quy trình theo hướng an toàn và tiện lợi nhất, luôn luôn có những phương án dự trù cho mọi tình huống phát sinh.

Quản trị chuỗi cung ứng SCM hiệu quả đem đến rất nhiều lợi ích bất ngờ
Quản trị chuỗi cung ứng SCM hiệu quả đem đến rất nhiều lợi ích bất ngờ

Kết luận

Vậy là chi tiết thông tin SCM là gì vừa được đưa ra thông qua bài viết. Chỉ cần áp dụng đúng những lưu ý cho việc xây dựng một chuỗi SCM hiệu quả là bạn đã có thể giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng phát triển, có được vị thế vững chắc trong ngành. 

Xem nhiều nhất

Recent Comments