Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024
No menu items!
HomeBlogKhái niệm về MBO và quy trình áp dụng quản trị mục...

Khái niệm về MBO và quy trình áp dụng quản trị mục tiêu MBO

Quản trị mục tiêu MBO những năm gần đây được các doanh nghiệp và nhà quản trị áp dụng thường xuyên để quản lý chặt chẽ mục tiêu và hiệu suất công việc của từng cá nhân trong tổ chức, đi đến sự hoàn thành mục tiêu chung trong nhiều khía cạnh. Cụ thể về khái niệm và quy trình tiến hành thực hiện quản trị MBO được diễn ra như thế nào sẽ được đưa đến bạn cực kỳ đầy đủ trong nội dung bài viết này.

Tìm hiểu cụ thể về khái niệm MBO là gì?

MBO được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh Management by Objectives – với ý nghĩa là hình thức quản trị theo mục tiêu. MBO là một phương pháp quản trị được nhiều nhà quản trị áp dụng và đạt được những thành công nhất định, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp một cách tương đối rõ rệt.

Khi tiến hành quản trị theo phương pháp MBO thì cả lãnh đạo và nhân viên cấp dưới sẽ đều tham gia trực tiếp vào trong quy trình. Cuối cùng đi đến sự thống nhất các mục tiêu chung, mục tiêu riêng lẻ của từng cá nhân để đạt được kết quả kinh doanh như mong muốn.

MBO muốn thành công dựa chủ yếu vào 4 yếu tố xác định, đó là sự cam kết của người lãnh đạo/ các nhà quản trị đối với tiến trình hệ thống MBO. Thứ hai là sự hợp tác chặt chẽ của các thành viên trong tổ chức. 

Yếu tố thứ ba MBO liên quan đến sự tự nguyện của từng cá nhân trên tinh thần người lao động và doanh nghiệp cùng có lợi. Điều cuối cùng của MBO chính là cần phải có sự kiểm soát công việc theo sát với những kế hoạch và mục tiêu xác định ban đầu.

MBO là một hình thức quản trị theo mục tiêu được dùng rất phổ biến
MBO là một hình thức quản trị theo mục tiêu được dùng rất phổ biến

MBO đi kèm với ưu điểm và nhược điểm ra sao?

Về mặt ưu điểm của MBO có ưu thế về việc tạp không gian phát triển cho cấp dưới, mỗi cá nhân đều học được tính chủ động và đều được giao vai trò xác định trong mục tiêu chung của tập thể. Vì thế tính linh hoạt khá cao và thể hiện được rõ tính công bằng, ai làm bao nhiêu được nhận về từng ấy. Với việc quản trị theo mục tiêu MBO cũng tạo ra nhiều thời gian hơn cho lãnh đạo nhìn nhận đánh giá tổng quát toàn bộ quy trình.

Nhược điểm đi kèm với MBO chính là sự phân tán, chia đầu việc về tới từng cá nhân cho nên tính tập trung nhiều khi không được đảm bảo. Đồng thời lãnh đạo và cấp quản lý cần theo sát đánh giá thường xuyên, nếu không rất dễ xảy ra sai lệch, không đúng với đường lối mục tiêu MBO ban đầu.

Hình thức quản trị MBO có những ưu nhược điểm riêng biệt
Hình thức quản trị MBO có những ưu nhược điểm riêng biệt

Những ví dụ được đưa ra cho quản trị mục tiêu 

Đối với khái niệm về quản trị mục tiêu MBO có thể chưa khiến bạn đọc hình dung được toàn bộ quá trình này. Vậy thì thông tin ví dụ cụ thể sẽ làm rõ hơn quy trình quản trị mục tiêu MBO trong doanh nghiệp bạn nhé.

Chẳng hạn như một doanh nghiệp đang xây dựng mục tiêu và kế hoạch hoạt động cho bộ phận marketing, với những thông số cụ thể được yêu cầu là phải giữ chân khách hàng quay lại mua sản phẩm của họ đạt tỷ lệ 92% của lượng khách hàng mua lần đầu tiên, và độ nhận diện thương hiệu trong năm tới phải tăng lên 25%. Công ty đưa ra sản phẩm mới với mục tiêu hòa vốn lâu nhất là 1,5 năm.

Tính toán MBO dựa trên những con số cụ thể, đội marketing phải cố gắng đạt hơn 1000 khách hàng tiềm năng và doanh thu mang lại cho doanh nghiệp phải đạt từ 40% trở lên. Sau đó đưa xuống bộ phận quản trị web dùng các hình thức quảng cáo, gắn banner, textlink, backlink… sao cho mỗi tháng có 10 nghìn lượt truy cập, 50 khách hàng đăng ký mới, doanh số bán hàng của một nhân viên kinh doanh phải đạt tối thiểu 50 triệu/ tháng. 

Với việc chia nhỏ mục tiêu doanh nghiệp MBO thành những con số cụ thể như vậy, quản lý bộ phận sẽ có thể theo sát và đốc thúc nhân viên của mình sát sao trong nhiệm vụ, cố gắng hoàn thành chỉ tiêu đề ra. Đương nhiên nếu như vượt chỉ tiêu thì sẽ có những mức thưởng được áp dụng tương ứng.

Tìm hiểu cụ thể quản trị mục tiêu MBO bằng những ví dụ rõ ràng
Tìm hiểu cụ thể quản trị mục tiêu MBO bằng những ví dụ rõ ràng

Lợi ích nhận được khi áp dụng quản trị theo mục tiêu

MBO – quy trình quản trị theo hướng bám sát mục tiêu được cho là đã giúp các doanh nghiệp có được nhiều lợi ích to lớn. Những lợi ích chủ yếu của MBO được đưa ra bao gồm:

MBO giúp thúc đẩy nhanh chóng quá trình lập kế hoạch

Khi thực hiện phương pháp quản lý đặc biệt MBO, doanh nghiệp cần phải xác định nhanh và đúng hướng mục tiêu, sự phát triển muốn đạt được trong khoảng thời gian xác định trong tương lai là như thế nào. Như vậy cũng có nghĩa là MBO thúc đẩy các nhà quản lý doanh nghiệp phải quan tâm hơn đến quá trình nhìn nhận và tạo dựng kết quả mong muốn trước khi bắt đầu hoạch định công việc.

MBO nâng cao tinh thần cộng tác của các cá nhân

MBO giúp cho các cá nhân có ý thức hoàn thành mục tiêu riêng và tiến tới đạt được mục tiêu chung của tổ chức. Do có MBO tinh thần cộng tác, chia sẻ và cùng nhau nỗ lực trong công việc được đẩy lên cao, tạo nên hiệu ứng phong trào tích cực trong cộng đồng doanh nghiệp.

Đương nhiên, nếu có MBO để đạt được việc nâng cao tinh thần cho mỗi cá nhân thì doanh nghiệp và các cấp lãnh đạo phải đảm bảo tính kiểm định công bằng, minh bạch. Cá nhân đóng góp bao nhiêu vào mục tiêu phát triển thì sẽ hưởng lại lợi ích tương xứng bấy nhiêu.

MBO mang tính cam kết và thúc đẩy động lực

Khi tất cả các cá nhân được yêu cầu tham gia đóng góp vào mục tiêu chung MBO của tổ chức, được đề cao tầm quan trọng, giá trị lao động, cho nên cũng sẽ thúc đẩy động lực tốt hơn. Đồng thời, mục tiêu cuối cùng của tiến trình MBO được vạch ra sẵn cho nên cũng yêu cầu tính cam kết chắc chắn.

Chất lượng nhân sự doanh nghiệp vì thế mà được nâng cao

Thông qua quá trình quản lý nhân sự theo mục tiêu (MBO) giúp thúc đẩy trách nhiệm trong quản lý cũng như trách nhiệm trong công việc của mỗi cá nhân. Từ đó, tinh thần học hỏi, cầu tiến và cống hiến hết mình được đẩy lên cao đem đến chất lượng nguồn nhân sự ngày càng vượt trội.

Rõ ràng những lợi ích của quản trị mục tiêu là không thể phủ nhận
Rõ ràng những lợi ích của quản trị mục tiêu là không thể phủ nhận

Quy trình áp dụng với quản trị theo mục tiêu MBO

Để áp dụng chuẩn một quy trình MBO thì cần phải thiết lập qua 6 bước được cụ thể hóa bằng nội dung bên dưới:

Đầu tiên là xác định đúng đắn mục tiêu doanh nghiệp

Mục tiêu sẽ đi từ dài hạn (tầm nhìn của doanh nghiệp, sứ mệnh hoạt động là gì, chiến lược phát triển định hướng tương lai ra sao…) thì còn có các mục tiêu ngắn hạn tạm thời do con người giám sát đánh giá. Càng theo sát hoạt động MBO thì những mong muốn doanh nghiệp cần đạt được trong một khoảng thời gian cụ thể sẽ càng dễ dàng thực hiện được.

Chia nhỏ mục tiêu cho từng người trong MBO

Không chung chung trong hạn định thời gian và mục tiêu phải đạt được mà doanh nghiệp, nhà lãnh đạo hãy cụ thể hóa chiến lược thành công việc chia theo đầu người cho mỗi thành viên. Khi có nhiệm vụ cụ thể cho từng vị trí thì tất nhiên các cá nhân sẽ trở nên có trách nhiệm hơn trong công việc.

Giám sát chặt chẽ hiệu suất làm việc MBO, tiến độ công việc

Muốn đạt được mục tiêu to lớn hoàn thành MBO của tổ chức thì cần bắt nguồn từ việc hoàn thành mục tiêu của mỗi cá nhân trong tổ chức. Do đó, việc theo dõi kỹ lưỡng kết quả làm việc cùng với tiến độ và hiệu suất công việc của từng nhân viên là mấu chốt quan trọng cho việc hoàn thành mục tiêu chung.

Có nhiều công cụ quản lý được đưa ra để nhà quản trị tham khảo trong quá trình đo lường và kiểm soát tiến độ, hiệu quả công việc gắn với từng nhân viên. Có thể tạo danh sách cụ thể và quản lý lịch trình để quản trị mục tiêu MBO, kết hợp hỗ trợ đánh giá và giải đáp khúc mắc nhanh chóng, kiểm tra kết quả thường xuyên để đi đúng định hướng và chất lượng yêu cầu.

Hiệu suất công việc cần phải được đánh giá thường xuyên

Không chỉ quan tâm đến kết quả cuối cùng mà tiến độ và hiệu suất cũng nắm giữ vai trò then chốt trong câu chuyện quản trị MBO. Nhà quản trị nên thực hiện đánh giá hoạt động thường xuyên, có sự tham gia của ban lãnh đạo và các cấp quản lý từ đó tìm kiếm phương pháp cải tiến và nâng cao hiệu suất, hoàn thành công việc nhanh chóng.

Khi có kết quả thực hiện, phản hồi cần được đưa ra

Với hình thức quản trị theo mục tiêu MBO, việc phản hồi liên tục khi nhận được kết quả thực hiện công việc là cực kỳ cần thiết. Nó sẽ giúp nhân viên nhìn nhận lại toàn bộ quá trình thực hiện nhiệm vụ, và giúp nhà quản trị đánh giá được chi tiết điểm mạnh điểm yếu của từng người, qua đó có phương án xây dựng và điều chỉnh kế hoạch làm việc, phân bổ, phân công nhiệm vụ cho hợp lý, tận dụng được toàn bộ ưu thế của các thành viên trong tổ chức.

Phản hồi liên tục có thể thông qua các cuộc họp, đánh giá thường xuyên để bổ sung ý kiến của người quản lý, ban lãnh đạo và điều chỉnh hướng triển khai với các cấp dưới. Đồng thời qua đó tìm ra được các vấn đề đang tồn đọng ảnh hưởng tới quá trình thực hiện mục tiêu, và cuối cùng là thay đổi để cải thiện đường lối và hướng thực thi thiết thực nhất.

Quản trị mục tiêu MBO cần ghi nhận những kết quả đạt được

Sau khi đã đi đến những kết quả cuối cùng thì hãy tiến hành đem nó ra so sánh với mục tiêu ban đầu, ghi nhận những thành quả đạt được và cùng nhau tổng kết lại toàn bộ quy trình. Đối với những nhân viên có đóng góp tích cực trong quá trình giúp cho tập thể hoàn thành mục tiêu MBO, cần phải động viên, khuyến khích, khen thưởng kịp thời để duy trì nguồn động lực cống hiến hết mình của những cá nhân đó.

Quá trình thực hiện MBO  phải đi qua các bước tuần tự để đạt kết quả tốt
Quá trình thực hiện MBO  phải đi qua các bước tuần tự để đạt kết quả tốt

Kết luận

Những thông tin giới thiệu về hình thức quản trị mục tiêu MBO được thể hiện hết sức đầy đủ và chi tiết thông qua những kiến thức phổ cập ở trên. Tin chắc rằng từ khái niệm và lợi ích, quy trình được trình bày, bạn sẽ nhanh chóng tìm ra được phương pháp quản trị doanh nghiệp phù hợp để áp dụng trong tương lai.

Xem nhiều nhất

Recent Comments