Thứ sáu, Tháng mười 18, 2024
No menu items!
HomeXuất nhập khẩuXuất nhập khẩu - Hoạt động kinh tế mang lại nguồn thu...

Xuất nhập khẩu – Hoạt động kinh tế mang lại nguồn thu lớn

Xuất nhập khẩu là một hoạt động trao đổi và mua bán hàng có tầm quan trọng đặc biệt giữa những quốc gia với nhau. Vậy đặc điểm cơ bản của hoạt động này là gì và vai trò của nó ra sao? Tham khảo ngay bài viết bên dưới đây để nắm được rõ hơn những vấn đề này nhé!

Xuất nhập khẩu là gì?

Xuất nhập khẩu là một cụm từ gọi chung cho những hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Theo đó, bạn có thể hiểu đơn giản rằng, xuất nhập khẩu là một hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia và các vùng lãnh thổ với nhau. 

Xuất nhập khẩu là gì?
Xuất nhập khẩu là gì?

Quốc gia này sẽ mua những mặt hàng và dịch vụ mà mình không thể sản xuất được từ các quốc gia khác bằng tiền tệ. Do đó hoạt động một quốc gia mua hàng hoá vào trong lãnh thổ của họ được gọi là nhập khẩu, còn hoạt động mà một quốc gia bán ra những sản phẩm cho quốc gia khác gọi là xuất khẩu. 

Những khái niệm trong ngành xuất – nhập khẩu là gì? 

Là một lĩnh vực cực kỳ rộng lớn, các bên đều phải tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc quốc tế trong việc mua bán hàng hoá. Chính vì thế, xuất nhập khẩu là một ngành nghề có tính đặc thù cao và cần rất nhiều khái niệm chuyên ngành. 

Những khái niệm trong ngành xuất - nhập khẩu là gì? 
Những khái niệm nào cần ghi nhớ trong xuất nhập khẩu?

Ngoài những khái niệm xuất nhập khẩu, bạn còn cần phải nắm rõ các thuật ngữ chuyên ngành sau:

  • Incoterms: Incoterms là một từ viết tắt của cụm từ International Commerce Tems. Đây được coi là bộ các quy tắc về thương mại quốc tế, nội dung của bộ quy tắc này sẽ là những quy định của các bên trong những hoạt động giao thương về hàng hoá quốc tế.
  • Xuất khẩu tại chỗ: Xuất khẩu tại chỗ là một hình thức mà các lô hàng sẽ được doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam và bán cho các bên thương nhân nước ngoài. Tuy nhiên hàng sẽ được giao cho một đơn vị khác tại Việt Nam theo các sự chỉ định trước của bên thương nhân nước ngoài. 
  • UCP: UCP là một từ viết tắt của cụm từ “The Uniform Custom and Practice for Documentary Credits”. Đây được xem là một quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ.

Ngoài ra còn vô số các thuật ngữ và những khái niệm khác mà bạn cũng cần nắm rõ để có thể làm việc được trong mảng xuất nhập khẩu. Tuỳ thuộc vào vị trí công việc của bạn khi đó sẽ có những khái niệm riêng biệt.

Đặc điểm cơ bản của xuất khẩu và nhập khẩu

Xuất nhập khẩu là được xem hai hoạt động cơ bản nhất cấu thành nên các hoạt động ngoại thương. Xuất-nhập khẩu là những hoạt động buôn bán được diễn ra trên phạm vi ở ngoài quốc gia. Hoạt động xuất-nhập khẩu nhìn chung phức tạp hơn rất nhiều so với hoạt động kinh doanh trong nước. Điều này sẽ được thể hiện ở những mặt chính sau:

Đặc điểm cơ bản của XNK
Xuất khẩu và nhập khẩu là các hoạt động rất quan trọng

Thị trường rộng lớn và thường rất khó kiểm soát. Chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau chẳng hạn như môi trường kinh tế, chính trị và luật pháp… của những quốc gia khác nhau. Được thanh toán bằng đồng tiền ngoại tệ, hàng hóa sẽ được vận chuyển qua biên giới của quốc gia và cần phải tuân theo những tập quán buôn bán quốc tế.

Xuất nhập khẩu là một hoạt động lưu thông hàng hoá, các dịch vụ giữa những quốc gia, nó rất phong phú và vô cùng đa dạng, bị chi phối bởi các yếu tố như luật pháp, chính sách, văn hoá và chính trị, ….của những quốc gia khác nhau ở trên thế giới. Nhà nước quản lý hoạt động xuất-nhập khẩu bằng các công cụ chính sách như: thuế, hạn ngạch, quy định các mặt hàng xuất-nhập khẩu, các văn bản pháp luật khác…

Vai trò của xuất nhập khẩu

Vậy hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu giữ vai trò như thế nào, cùng tìm hiểu bên dưới đây để nắm rõ hơn nhé!

Nhập khẩu

Hoạt động nhập khẩu sẽ có các vai trò chính như sau:

Nhập khẩu giúp thúc đẩy nhanh chóng quá trình sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo các hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước

Bổ xung kịp thời các mặt mất cân đối của nền kinh tế đồng thời đảm bảo sự phát triển cân đối ổn định lâu dài. Khai thác đến mức tối đa nhất tiềm năng và khả năng của nền kinh tế.

Nhập khẩu sẽ đảm bảo đầu vào cho sản xuất tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động và góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của người dân.

Nhập khẩu còn có vai trò tích cực đó là thúc đẩy xuất khẩu góp phần nâng cao về mặt chất lượng sản xuất các hàng xuất khẩu ,tạo ra một môi trường thuận lợi cho xuất khẩu hàng hoá ra đến thị trường quốc tế đặc biệt là các nước nhập khẩu.

Qua đó có thể thấy rằng vai trò của nhập khẩu là rất quan trọng đặc biệt là đối với các nước đang phát triển (trong đó có cả Việt Nam) trong việc cải thiện cho đời sống kinh tế, góp phần thay đổi một số lĩnh vực. Nhờ có nhập khẩu mà chúng ta tiếp thu được những kinh nghiệm về quản lý ,công nghệ hiện đại …thúc đẩy cho nền kinh tế phát triển nhanh chóng.

Xuất khẩu

Xuất khẩu
Vai trò của xuất và nhập khẩu như thế nào?

Xuất khẩu được coi là một cơ sở của nhập khẩu và là một hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận rất lớn, đây là phương tiện thúc đẩy kinh tế. Góp phần mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, đồng thời tạo đIều kiện cho nhập khẩu và phát triển cho cơ sở hạ tầng. 

Nhà nước ta cũng luôn coi trọng và thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển theo hướng theo xuất khẩu, khuyến khích cho các thành phần kinh tế mở rộng xuất khẩu nhằm giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ.

Như vậy có thể thấy xuất khẩu có vai trò hết sức to lớn được thể hiện qua việc:

  • Xuất khẩu để tạo nguồn vốn chủ yếu cho hoạt động nhập khẩu.
  • Công nghiệp hoá đất nước luôn đòi hỏi phải có một số vốn rất lớn để nhập khẩu các loại máy móc, kỹ thuật, thiết bị, vật tư và các công nghệ tiên tiến.

Nội dung của hoạt động xuất và nhập khẩu hàng hoá

Vậy hoạt động xuất và nhập khẩu hàng hoá có nội dung chính là gì, nó được thể hiện qua những mặt nào?

Xuất nhập khẩu qua nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường nhằm mục đích có được một hệ thống thông tin về thị trường một cách đầy đủ, chính xác và có thể kịp thời làm cơ sở cho các doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn đồng thời sẽ đáp ứng được nhu cầu chung của thị trường. 

Hơn nữa các thông tin thu được từ hoạt động nghiên cứu thị trường sẽ làm cơ sở để cho các doanh nghiệp lựa chọn được những đối tác thích hợp và còn làm cơ sở cho các quá trình giao dịch hoặc đàm phán, ký kết hợp đồng và thực hiện được hợp đồng sau này có hiệu quả hơn. 

Doanh nghiệp chỉ có thể phản được ứng linh hoạt và có những quyết định đúng đắn kịp thời cho mình trong quá trình đàm phán giao dịch khi có được sự nghiên cứu, tìm hiểu các thông tin một cách chính xác và tương đối đầy đủ.

Các phương án kinh doanh

Dựa trên những cơ sở nghiên cứu thị trường sau đó sẽ tiến hành lập các phương án kinh doanh hàng xuất và nhập khẩu. Những phương án kinh doanh là một kế hoạch hành động rất cụ thể của một giao dịch mua và bán hàng hóa hoặc các dịch vụ. 

Phương án kinh doanh được coi là cơ sở cho các cán bộ nghiệp vụ thực hiện những nhiệm vụ, phân chia các mục tiêu lớn thành những mục tiêu nhỏ cụ thể để cho lãnh đạo doanh nghiệp quản lý và điều hành được liên tục, chặt chẽ.

Xuất nhập khẩu qua giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng

Xuất nhập khẩu qua giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng
Công việc của một nhân viên xuất nhập khẩu gồm những gì?

Giao dịch: Sau những giai đoạn nghiên cứu thị trường và lựa chọn được khách hàng, các mặt hàng kinh doanh và lập phương án kinh doanh, bước tiếp theo sẽ là doanh nghiệp cần phải tiến hành tiếp cận với các đối tác bán hàng để tiến hành các giao dịch mua bán.

Đàm phán: chính là việc bàn bạc và trao đổi với nhau thông qua các điều kiện mua bán giữa người bán và bên người mua để đi đến các thống nhất ký kết hợp đồng. 

Ký kết hợp đồng: Khi bên người bán và bên người mua đã thống nhất với nhau về những điều kiện mua bán thì sẽ thực hiện ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương. 

Nhân viên xuất nhập khẩu phải làm việc gì?

Hầu hết các công việc của một nhân viên xuất và nhập khẩu sẽ là:

  • Nhân viên mua hàng hoặc kinh doanh xuất và nhập khẩu sẽ làm việc trực tiếp với bên khách hàng để đàm phán và ký kết hợp đồng mua bán sau khi đạt được thỏa thuận chung.
  • Nhân viên chứng từ và dịch vụ khách hàng sẽ tiếp nhận các đơn hàng và hoàn tất những chứng từ có liên quan để cho hàng hoá có thể thông quan dễ dàng.
  • Sau đó các nhân viên tại hiện trường sẽ lựa chọn những hình thức vận chuyển phù hợp nhất để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hoặc của các doanh nghiệp.
  • Hoàn thiện các quá trình thông quan và chuẩn bị kho bãi để bảo quản cho hàng hoá.
  • Quản lý các đơn hàng và chăm sóc khách hàng của mình, mở rộng thị trường.

Một số kiến thức cần ghi nhớ về ngành xuất nhập khẩu

Để có thể hoàn thành tốt được công việc của một nhân viên xuất nhập khẩu bạn cần phải nắm rõ một số kiến thức sau:

  • Giao nhận vận tải nội địa: Bạn cần phải hiểu rõ cách vận hành cũng như những loại phương tiện, hình thức khi vận chuyển và các tuyến đường giao thông, hoặc bến cảng…
  • Giao nhận vận tải quốc tế: cần nắm được các hình thức vận tải và biểu phí vận chuyển, các danh sách cảng biển, sân bay và những chứng từ quốc tế.
  • Chứng từ xuất nhập khẩu: Đây là một yếu tố không thể thiếu để chứng minh được nguồn gốc của hàng hoá.
  • Thanh toán quốc tế: Về kiến thức xuất nhập khẩu này bạn cần biết về nền tảng thanh toán như hình thức và các công cụ thanh toán để tránh được các rủi ro phát sinh.
  • Thủ tục hải quan: Đây là những thủ tục rất thiết để cho các lô hàng có thể qua cửa hải quan, vì vậy bạn cần phải nắm được các chính sách và thông tư quan trọng.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về xuất nhập khẩu mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc, hy vọng sẽ giúp những ai đang làm trong ngành này có thêm kiến thức cho bản thân để hoàn thành tốt công việc của mình.

Xem nhiều nhất

Recent Comments