Sự ra đời L/C xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C) là do tổ chức xuất khẩu không hoàn toàn tin tưởng vào uy tín của khách hàng cũng như ngân hàng mở L/C (L/C đó có giá trị tương đối lớn). Vậy chắc hẳn L/C xác nhận ra đời là rất cần thiết cho người xuất khẩu. Các bạn cùng VinaTrain tìm hiểu bài dưới đây để hiểu kỹ hơn nhé!
Khái Niệm L/C Xác Nhận Là Gì?
Thực chất L/C xác nhận là loại thư tín dụng không thể hủy ngang và được 1 ngân hàng khác uy tín hơn đứng ra đảm bảo việc trả tiền theo thư tín dụng đó cùng với ngân hàng L/C. Điều này có nghĩa là ngân hàng xác nhận chịu trách nhiệm thanh toán cho người xuất khẩu, nếu như ngân hàng mở L/C đó không trả tiền dược.
L/C xác nhận có cần thiết cho người xuất khẩu ?
Ngân hàng Xác nhận có thể do người Nhập khẩu đề xuất, lúc này Ngân hàng xác nhận có thể là ngân hàng thứ ba (ở nước Nhập khẩu). Nhưng cũng có trường hợp do người Xuất khẩu chỉ định:
- Giúp người xuất khẩu chắc chắn thu hồi được tiền do được hưởng hai bảo lãnh: một là bảo lãnh của ngân hàng phát hành và hai là bảo lãnh của ngân hàng xác nhận. Có thể nói rằng hình thức này tạo ra đảm bảo tối đa cho người thụ hưởng;
- Vai trò Thông báo trên thị trường thanh toán được phát huy tối đa
- Tạo doanh thu, lợi nhuận cho ngân hàng Thông báo (thông qua việc thu phí dịch vụ xác nhận).
Quy trình nghiệp vụ tiến hành thực hiện L/C xác nhận
- Nếu ngân hàng thông báo là ngân hàng xác nhận thì sơ đồ nghiệp vụ giống như trong loại thư tín dụng không hủy ngang.
- Nếu ngân hàng thông báo và ngân hàng xác nhận là hai ngân hàng khác nhau thì có sơ đồ nghiệp vụ như sau:
(1) Nhà nhập khẩu lập + gửi đơn đến ngân hàng phát hành của mình.
(2) Căn cứ vào giấy đề nghị mở L/C do nhà nhập khẩu gửi đến, ngân hàng phát hành mở L/C và gửi cho ngân hàng thông báo (2a), đồng thời điện báo cho ngân hàng xác nhận yêu cầu xác nhận L/C đó (2b).
Trường hợp, nếu ngân hàng xác nhận và ngân hàng thông báo ở hai quốc gia khác nhau thì việc xác nhận L/C phải được thông báo qua ngân hàng xác nhận, sau đó mới chuyển qua ngân hàng thông báo ở nước người hưởng lợi. Đồng thời, trên L/C có ghi lời cam kết trả tiền của ngân hàng xác nhận trong trường hợp ngân hàng phát hành không có khả năng thanh toán.
(3) Ngân hàng thông báo gửi thư tín dụng cho nhà xuất khẩu (3a) và ngân hàng xác nhận cũng xác định có sự xác nhận L/C đối với nhà xuất khẩu(3b).
(4) Sau khi nhận được thư tín dụng:
– Nếu thấy phù hợp nhà xuất khẩu tiến hành giao hàng;
– Nếu thấy chưa phù hợp nhà xuất khẩu yêu cầu nhà nhập khẩu tu chinh L/C cho đến khi phù hợp mới giao hàng.
(5) Nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán gửi đến ngân hàng xác nhận xin thanh toán.
(6) Ngân hàng xác nhận kiểm tra bộ chứng từ:
– Nếu phù hợp thì thanh toán và gửi bộ chứng từ cho ngân hàng phát hành yêu cầu thanh toán lại (6a);
– Nếu không phù hợp thì từ chối thanh toán và trả lại bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu (6b).
(7) Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ, thanh toán cho ngân hàng xác nhận (7a) và gửi bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu (7b).
(8) Nhà nhập khẩu nhận bộ chứng từ đi nhận hàng, đồng thời thanh toán lại cho ngân hàng phát hành. Trên thực tế khi áp dụng hình thức L/C này, ngân hàng xác nhận cũng chính là ngân hàng thông báo về với hình thức này ngân hàng xác nhận nắm được quyền kiểm soát LC, đồng thời giảm được nhiều khoản phí như thư từ điện tính…
Quy trình nghiệp vụ L/C này trách nhiệm của Ngân hàng xác nhận nặng hơn Ngân hàng mở L/C, cho nên Ngân hàng xác nhận có khi sẽ yêu cầu Ngân hàng mở L/C phải ký quỹ trước (có thể là 100% giá trị của L/C) và phải trả phí làm thủ tục cho Ngân hàng xác nhận thường rất cao.
Và người đề xuất làm L/C xác nhận sẽ chịu phí cho khoản này vi thế nếu không thực sự cần thiết bạn nên cân đối xem có cần phải mở L/C xác nhận hay không.
Mong rằng bài viết này đã cập nhật đầy đủ thông tin liên quan LC xác nhận. Chúc bạn đọc áp dụng thành công nhé.
Recent Comments